Nhóm giải pháp: nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện xoá đói giảm nghèo cho cán bộ, cho đồng bào dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 93 - 99)

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tích cực tạo lập môi trường an ninh kinh tế, chính trị và xó hội để thu hút các nguồn lực vốn trong nước và ngoài nước (đặc biệt là nguồn

3.2.3.Nhóm giải pháp: nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực hiện xoá đói giảm nghèo cho cán bộ, cho đồng bào dân tộc thiểu số

đói giảm nghèo cho cán bộ, cho đồng bào dân tộc thiểu số

Vốn hỗ trợ đầu tư cho đồng bào DTTS là một nguồn lực rất quan trọng tác động trực tiếp đối với phát triển kinh tế-xó hội gắn liền với XĐGN. Nhưng để thực sự nguồn vốn hỗ trợ phát huy tối đa hóa lợi ích kinh tế trên một đồng vốn XĐGN, đồng thời khắc phục tỡnh trạng người dân, hộ nghèo đồng bào DTTS cho rằng đầu tư là trách nhiệm của Nhà nước, một bộ phận cán bộ cơ sở yếu năng lực thực hiện, có tư tưởng trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước. Vỡ thế, cụng tỏc giỏo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện XĐGN cho cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đảm bảo cho Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo bền vững.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên chức, cho mọi người hưởng thụ nguồn vốn XĐGN, người dân trong vùng hiểu biết được việc huy động và sử dụng vốn đầu tư các hương trỡnh, dự ỏn kinh tế giảm nghốo là một chủ trương của Đảng và chính sách lớn của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về cơ chế thực hiện, về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Chương trỡnh; việc phổ biến quy trỡnh, kỹ thuật, triển khai thực hiện thật sõu rộng đến người dân trong vùng được hưởng lợi, để họ hiểu rừ lợi ớch kinh tế, xó hội của chương trỡnh, dự ỏn. Làm cho mọi người ý thức được vấn đề XĐGN là một “loại giặc” nguy

hiểm đến an ninh lương thực, kinh tế, văn hóa xó hội và nghốo làm cản trở tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động trực tiếp đến quá trỡnh thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nghèo đói làm phân hóa xó hội, ảnh hưởng đến sự phồn thịnh của nền kinh tế, cho nên phải coi Chương trỡnh mục tiờu Quốc gia giảm nghốo là cuộc đấu tranh mang tính giai cấp sâu sắc để thể hiện tính ưu việt của chế độ XHCN là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng và truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người nhận thức đúng đắn công tác XĐNG vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính thường xuyên, vừa là trách nhiệm của các ngành, nhất là vai trũ điều hành của các cấp chính quyền cũng như các đoàn thể, tổ chức chính trị-xó hội.

- Thực hiện đa dạng hóa cỏc loại hỡnh đào tạo, phương thức đào tạo cho phù hợp với các đối tượng, phù hợp với trỡnh độ học vấn, nhận thức, đặc điểm đội ngũ cán bộ đồng bào DTTS. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ các cấp về năng lực lónh đạo, quản lý, về trỡnh độ nghiệp vụ, đặc biệt là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, nâng cao năng lực lónh đạo của cấp Đảng uỷ cơ sở. Ở nơi nào cấp Uỷ quan tâm, chỉ đạo đúng tầm và sự thống nhất đồng thuận của người dân trong làng bản (nhất là hộ nghèo DTTS) thỡ nơi đó thực hiện đầu tư các chương trỡnh, dự ỏn; hỗ trợ vốn XĐGN đạt hiệu quả cao.

Đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn ngắn hạn nâng cao nhận thức cho cán bộ các tổ chức Hội, đoàn thể, người hưởng thụ nắm bắc được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ớch kinh tế, xó hội của Chương trỡnh, mục tiờu Quốc gia giảm nghốo.

Đào tạo cán bộ quản lý, cỏn bộ chuyờn trỏch làm cụng tỏc giảm nghốo, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách cơ sở là người đồng bào DTTS để tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ nghiệp vụ, công tác thực hiện XĐGN. Lựa chọn cán bộ có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm đối với đồng bào DTTS là nhân tố góp phần đẩy nhanh tiến độ kế hoạch thực hiện tốt chương trỡnh, dự ỏn XĐGN.

- Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở là người DTTS trờn cỏc lĩnh vực quản lý kinh tế, cỏn bộ giỏo dục, y tế và cỏn bộ khuyến nụng khuyến lõm. Tuyển chọn hoặc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công phải thông thạo ngôn ngữ bản địa, am hiểu phong tục tập quán, đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN tuyến cơ sở là người dân tộc địa phương.

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cấp cơ sở, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác XĐGN là người DTTS cấp xó, thụn và phải đi trước một bước các hoạt động đầu tư hỗ trợ vốn XĐGN. Chú trọng vai trũ của những người có uy tín như già làng, trưởng bản, những thanh niên, phụ nữ chủ chốt trong cộng đồng. Xây dựng nếp dân chủ trong đời sống kinh tế, xó hội, văn hóa vùng đồng bào DTTS. Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, giảm các thủ tục giấy tờ không cần thiết để phù hợp với năng lực cán bộ cấp xó.

- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cả bề rộng, lẫn chiều sâu các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đến người nghèo, hộ nghèo và dân cư trong buôn làng (hưởng lợi từ chương trỡnh XĐGN, chương trỡnh 135, chương trỡnh 134...) dưới nhiều hỡnh thức thụng qua cỏc phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp dân…Nơi nào công tác tuyên truyền thực hiện tốt thỡ nơi đó người dân trong vùng tích cực tham gia cùng nhau chung tay, góp sức cho các chương trỡnh, dự án XĐGN... Đồng thời, cỏc cụng trỡnh xõy dựng xong đưa vào vận hành người dân có ý thức tự giác bảo quản, sử dụng hiệu quả và tuổi thọ cỏc cụng trỡnh được nâng cao.

Tuyên truyền giáo dục người hưởng thụ nhận thức về mục đích, ý nghĩa của cỏc chương trỡnh, dự ỏn XĐGN để họ hiểu đúng đắn về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho người nghèo đồng bào DTTS. Bởi vỡ, một số địa phương người dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của các dự án, họ coi việc đầu tư các dự án, cụng trỡnh XĐGN là trách nhiệm của Nhà nước. Cho nên, người dân thiếu tinh thần bảo quản khi sử dụng cỏc cụng trỡnh của Nhà nước đầu tư, làm cụng trỡnh nhanh hư hỏng nhất là hệ thống nước tự chảy. Vỡ vậy, làm ảnh hưởng đến tiến trỡnh đầu tư hỗ trợ vốn, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả, hiệu suất các dự án công trỡnh. Một số hộ đồng bào DTTS không muốn tự lực cánh sinh trong sản xuất bằng chính năng lực, đôi tay của mỡnh mà họ trụng chờ, ỷ lại sự giỳp đỡ của Nhà nước, họ không muốn mỡnh thóat nghèo để được hưởng hỗ trợ từ chính sách. Một số hộ có tư tưởng bảo thủ và mất tự tin vào bản thân, họ đó tập huấn các công tác khuyến nông, khuyến lâm và phương pháp làm ăn nhưng lại không vận dụng các kiến thức đó vào trong sản xuất, cho rằng mỡnh khụng thể tự vươn lên thóat

khỏi nghèo đói. Cho nên, chúng ta giáo dục tuyên truyền cho họ thông suốt về tư tưởng là yếu tố tiên phong quyết định cho sự thành công trên mọi lĩnh vực.

Trong việc công tác XĐGN cần phải làm cho đồng bào DTTS nói riêng và mọi người dân nói chung thấy được nghèo khổ là một “loại giặc” cần phải quyết tâm tiêu diệt. Khi người nghèo nhận thức đúng đắn, họ sẽ tự ý thức phấn đấu, tự mỡnh phải vươn lên xoá bỏ nghèo đói, phấn đấu học hỏi các kinh nghiệm sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường và biết tiết kiệm tích luỹ vốn mở rộng sản xuất.

Qua nhiều năm nghiên cứu, một số xó ĐBKK vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, theo chúng tôi để sử dụng vốn XĐGN đạt kết quả tốt, trước hết đội ngũ cán bộ tuyên truyền cơ sở phải am tường phong tục tập quán, thông thạo ngôn ngữ DTTS và tâm huyết, tận tụy với công việc. Cán bộ thường xuyên gần gũi với đồng bào nắm bắt được nhu cầu thiết thực, chia sẻ tâm tư nguyện vọng. Làm được như vậy sẽ tạo được niềm tin và họ hiểu, tin tưởng chính sách đúng đắn của Nhà nước, từ đó đồng bào DTTS nghe làm theo sự chỉ dẫn của cán bộ về ứng dụng KHCN và kỹ thuật khuyến nông khuyến lâm vào trong sản xuất, ứng dụng con giống vật nuôi cây trồng có năng suất, giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở đó cán bộ làm công tác XĐGN phối kết hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể địa phương hướng dẫn cho các hộ nghèo thông qua các mô hỡnh kinh tế mẫu, chương trỡnh phỏt triển kinh tế hàng hóa để tạo ra cho đồng bào DTTS cách suy nghĩ, cách làm, làm cho họ đổi mới tư duy về phát triển kinh tế thị trường. Các hộ nghèo sẽ bị đánh thức tính chủ động, sáng tạo, lũng ham học hỏi kinh nghiệm làm giàu. Cú như vậy, đồng bào DTTS sẽ tích cực đi bằng đôi chân và khối óc của mỡnh để sử dụng đồng vốn XĐGN có hiệu quả, vươn lên thóat khỏi nghèo đói, làm giàu bằng chính bản thân họ. Qua đó, cán bộ tuyên truyền chỉ ra cho đồng bào DTTS nhận thức đúng đắn chính sách ưu tiên của Nhà nước đối với họ; thấy rừ cỏc tập tục lạc hậu, du canh du cư, sinh đông con là nguyên nhân của mọi nghèo khổ cần phải loại bỏ.

Một khi người dân đó nhận thức và hiểu thấu đáo về chính sách XĐGN của Chính phủ thỡ vấn đề đi đến sự thống nhất phương châm “hộ nghèo tự làm, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”. Nếu làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền sẽ khắc phục tỡnh trạng

nhận thức của người dân về đầu tư là trách nhiệm của Nhà nước, cũn người nghèo thỡ trụng chờ ỷ lại sự “ban cho” của Nhà nước.

- Để nâng cao năng lực nhận thức, năng lực thực XĐGN cho đồng bào DTTS cần tăng cường phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở tăng cường công tác giáo dục nâng cao trỡnh độ học vấn, trỡnh độ nhận thức, mở mang dân trí, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng thôn làng, xoá bỏ hủ tục tập quán lạc hậu. Tăng cường giáo dục xoá mù chữ và chống tái mù dưới nhiều hỡnh thức (giỏo dục, cung cấp sỏch, bỏo). Đẩy mạnh phát triển công tác y tế cơ sở, công tác chăm sóc y tế và y tế dự phũng, phũng chống cỏc bệnh truyền nhiễm, viện trợ phương tiện thực hiện kế hoạch hóa gia đỡnh. Chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Vận động đồng bào ở vùng sâu, vùng xa ăn uống hợp vệ sinh, nhà ở sạch đẹp, ngủ mắc màn, nuôi gia súc phải có chuồng. Tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng phát triển cộng đồng bản làng, giáo dục nếp sống văn minh, chi tiêu có kế hoạch, thực hành tiết kiệm trong tiêu dùng. Thực hiện toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, giữ gỡn và phỏt huy truyền thống văn hóa cộng đồng.

- Khẩn trương xây dựng cơ sở đào tạo nghề các huyện và thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào DTTS theo hướng đáp ứng nhu cầu phát triển các làng nghề truyền thống, đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và nhu cầu của các doanh nghiệp. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân (DTTS), đặc biệt là nâng cao kiến thức về kinh tế thị trường, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường cộng đồng dân cư. Cơ quan quản lý cỏc nguồn vốn vay ưu đói (NH CSXH) phối hợp với cỏc ngành kinh tế kỹ thuật mở lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, nâng dần kiến thức hiểu biết về sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo chất lượng nghề và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, có thể thực hiện hỡnh thức đào tạo nghề tại doanh nghiệp, hoặc cơ sở đào tạo phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công cho đồng bào DTTS, kết hợp việc cung cấp hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ đất sản xuất. Dịch vụ khuyến nông thích hợp cho từng đối tượng hộ nghèo, lồng ghép các chương trỡnh khuyến nụng với mụ hỡnh kinh tế là phự hợp với kiến thức và tài chớnh, TLSX của hộ nghốo. Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng

khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và các hoạt động chuyển giao kỹ thuật thông qua mô hỡnh trỡnh diễn, truyền nghề...cho nụng dõn, đồng bào DTTS. Khuếch trương các mô hỡnh kinh tế điểm trên mọi phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao năng lực nhận thức cho người nghèo. Tích cực đầu tư xây dựng các mô hỡnh điểm và tuyên truyền, phổ biến nhân rộng các mô hỡnh, dự ỏn kinh tế điển hỡnh đạt hiệu quả kinh tế cao. Tiến hành khảo sỏt cỏc mụ hỡnh kinh tế XĐGN có hiệu quả, khẩn trương nhân rộng mô hỡnh điểm và lựa chọn những hộ điển hỡnh là người đồng bào DTTS làm kinh tế giỏi và có uy tín. Trên cơ sở mô hỡnh điểm đào tạo, hướng dẫn họ về phương pháp, kỹ thuật nuôi trồng, quy trỡnh sản xuất làm cho họ trở thành chuyờn gia “kinh tế cao cấp” và cộng tỏc với cỏn bộ khoa học kỹ thuật hướng dẫn các hộ nghèo DTTS biết cách làm kinh tế.

- Tăng cường năng lực cộng đồng cho đồng bào DTTS, nâng cao quyền làm chủ kinh tế của người dân, quyền làm chủ thôn bản, quyền tham gia, quản lý, giám sát trong mọi hoạt động kinh tế, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển sản xuất, an ninh lương thực, KHCN môi trường, giáo dục, y tế và lồng ghép các chương trỡnh, dự ỏn XĐGN. Thúc đẩy sự hỗ trợ bổ sung cho nhau giữa các cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức về XĐGN và ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng. Nâng cao hơn nữa vai trũ chớnh quyền địa phương thực hiện đoàn kết nhằm xây dựng một cộng đồng giàu mạnh. Để làm tốt việc đó, đồng bào DTTS phải được tham gia tất cả các bước trong các chương trỡnh, dự ỏn, xõy dựng kế hoạch hành động, tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư và các hoạt động khác trên địa bàn xó, thụn bản của họ. Qua đó, sẽ nâng cao được chất lượng của công trỡnh, hạn chế tối đa việc thất thóat nguyên vật liệu, tham ô nhũng nhiễu. Chính quyền các cấp tạo điều kiện đồng bào DTTS được trực tiếp tham gia vào quá trỡnh thực hiện chương trỡnh, dự án và được biết tất cả các thông tin, nắm vững quyền lợi nghĩa vụ của họ và chính đồng bào DTTS là những người hưởng lợi từ công trỡnh đầu tư.

- Trong quỏ trỡnh thực hiện đầu tư các hạng mục của dự án và hỗ trợ vốn cho hộ nghèo DTTS cần phải thực hiện dân chủ, công khai để dân biết, dân bàn, dân tham gia đóng góp ý kiến từ khi lập dự án đến khi tổ chức thực hiện, kể cả thảo luận kỹ trong Hội

nghị HĐND xó. Đề cao vai trũ, trỏch nhiệm của các đoàn thể phối kết hợp với chính quyền cơ sở vận động mọi người dân trong vùng có dự án XĐGN tích cực đóng góp các nguồn lực vốn (tài chính, tư liệu sản xuất, ngày công lao động…) với phương chăm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đầu tư các dự án, công trỡnh, làm cho cụng trỡnh được đẩy nhanh tiến độ kế hoạch thực hiện, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu đời sống dân sinh và nhu cầu phát triển cho đồng bào DTTS. Khi xõy dựng xong cỏc cụng trỡnh đưa vào vận hành cần hướng dẫn cho nhân dân về quản lý khai thỏc và sử dụng cú hiệu quả cỏc cụng trỡnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Huy động và sử dụng vốn xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh kon tum potx (Trang 93 - 99)