Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu , dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Cần phải nắm chắc các phƣơng pháp thu thập dữ liệu để từ đó chọn ra các phƣơng pháp thích hợp, làm cơ sở để lập kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thu thập dữ liệu một cách khoa học, nhằm để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất của giai đoạn quan trọng này.

* Số liệu thứ cấp:

Dữ liệu đƣợc thu thập cho luận văn bao gồm các văn bản, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; thông tin và dữ liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có; các báo cáo có liên quan... Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm quốc tế và trong nƣớc phục vụ cho đối tƣợng nghiên cứu của luận văn.

2.2.2 . Phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống

Nghiên cứu tổng hợp, so sánh sẽ giúp luận văn có cách nhìn tổng thể hơn, xác định rõ vị trí, vai trò của từng bộ phận trong cơ cấu, đồng thời kết hợp với phƣơng pháp so sánh, bao gồm cả so sánh theo chuỗi thời gian để thấy đƣợc sự chuyển dịch cơ cấu KTNN cả về chất và lƣợng.

Các phƣơng pháp tổng hợp, so sánh và phân tích hệ thống sẽ đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tƣơng tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế - xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Cụ thể trong luận văn là xác định cấu thành của ngành nông nghiệp tổng hợp trong tổng thể cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) để thấy rõ đƣợc sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán. Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn.

Các dạng so sánh thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối và so sánh với số bình quân.

So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ đƣợc sự biến động về qui mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

So sánh bằng số tương đối : Khác với số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong bài luận văn, học viên kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị trong kỳ phân tích.

Nghiên cứu tổng hợp, so sánh sẽ giúp luận văn có cách nhìn tổng thể hơn, xác định rõ vị trí, vai trò của từng bộ phận trong cơ cấu, đồng thời kết hợp với phƣơng pháp so sánh, bao gồm cả so sánh theo chuỗi thời gian để thấy đƣợc sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả về chất và lƣợng.

2.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp các tác động của các nhân tố về thể chế chính trị, kinh tế , môi trường, xã hội và công nghệ

Là công cụ phân tích chiến lƣợc, phân tích tác động của các nhân tố thể chế/chính trị, kinh tế, môi trƣờng, xã hội và công nghệ đến quá trình phát triển. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn để xem xét sự chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng một cách toàn diện trong mối quan hệ với các yếu tố tác động nhƣ thể chế, chính sách, xã hội, môi trƣờng và công nghệ. Trên cơ sở đó lựa chọn những giải pháp tối ƣu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của địa phƣơng, hƣớng tới phát triển nông nghiệp xanh, sạch, hiệu quả, bền vững.

2.2.4. Phương pháp định lượng

Luận văn chủ yếu dựa vào số liệu thứ cấp để tính toán và phân tích các chỉ số SNA (hệ thống tài khoản quốc gia), trên Excel nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành và các khu vực kinh tế, từ đó đánh giá mức độ và xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng.

Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn là: Số liệu Niên giám thống kê

của tỉnh Vĩnh Phúc; dữ liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dƣơng và các dữ liệu từ các sở ngành có liên quan.

2.2.5. Phương pháp phân tích định tính

Đƣợc sử dụng nhằm kiểm định và làm rõ những kết quả nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng, từ đó rút ra những kết luận về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Dựa trên những kết luận này đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng một cách hiệu quả và bền vững.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc nghiên cứu, phân tích trên các chỉ tiêu:

- Hiện trạng đất đai của huyện chia theo loại đất giai đoạn 2011- 2013 - Dân số lao động Tam Dƣơng giai đoạn 2011- 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Tam Dƣơng 2011 - 2013

- Tăng trƣởng giá trị sản xuất Tam Dƣơng giai đoạn 2010 - 2013

- Giá trị sản xuất nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2011 - 2013

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản huyện Tam Dƣơng giai đoạn 2011 - 2013

- Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản Tam Dƣơng giai đoạn 2010 - 2013

- Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 - 2013

- Tình hình phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 - 2013

- Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn Huyện giai đoạn 2011 - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM DƢƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tam Dƣơng

3.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Tam Dƣơng là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 10.821,44 ha; phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô; phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc; phía Đông giáp huyện Bình xuyên; phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tƣờng. Huyện hiện có 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn: Thị trấn Hợp Hòa, các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa, Hƣớng Đạo, An Hòa, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan, Thanh Vân, Hợp Thịnh, Vân Hội và xã Hoàng Lâu.

Là đơn vị hành chính của tỉnh có địa thế chuyển tiếp giữa đồng bằng trung du và miền núi; nằm trên trục phát triển quan trọng, kết nối Sơn Dƣơng - Tam Đảo - Việt Trì - Vĩnh Yên - Phúc Yên và thủ đô Hà Nội. Tam Dƣơng giáp ranh với Thành phố Vĩnh Yên - là trung tâm chính trị kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời cũng tiếp giáp với huyện Tam Đảo; gần kề với nhiều trung tâm phát triển; khu công nghiệp, khu nghỉ mát; có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.

Hệ thống các đƣờng quốc lộ, đƣờng tỉnh lộ (quốc lộ 2, 2B, 2C và tỉnh lộ 310, 305, 316, 306) và tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua. Có tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội - Lào Cai đƣợc xây dựng mới. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đều đang đƣợc cải tạo, nâng cấp. Đặc biệt trục giao thông đối ngoại cao tốc Hà Nội -Lào Cai có 1 nút giao thông đấu nối với quốc lộ 2B tại địa bàn huyện là nút Kim Long tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho giao lƣu kinh tế từ địa bàn Tam Dƣơng đi các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế bằng đƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bộ. Các tuyến đƣờng vành đai 1, vành đai 2 của đô thị Vĩnh Phúc đƣợc qui hoạch và xây dựng đều đi qua nhiều xã của huyện Tam Dƣơng. Hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội đƣợc xây dựng và hoàn thành trong thời kỳ qui hoạch tạo cho Tam Dƣơng có lợi thế đặc biệt là huyện ở vùng trung du nhƣng có mật độ giao thông phát triển cao hơn nhiều địa phƣơng khác.

Những đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế nêu trên đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nằm ở vùng địa hình trung du chuyển tiếp tự nhiên miền núi tới đồng bằng, sản xuất nông nghiệp của Tam Dƣơng có thể phát triển mạnh cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ sản. Với thuận lợi về đầu mối giao thông đối ngoại và quỹ đất gò đồi trung du huyện có thể xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung thu hút các nhà đầu tƣ phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hƣớng CNH-HĐH.

3.1.1.1. Địa hình

Tam Dƣơng cũng nhƣ toàn tỉnh Vĩnh Phúc là vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với đồng bằng Châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện đƣợc chia ra làm ba vùng sinh thái chính:

Vùng núi gồm các xã: Đồng Tĩnh, Hoàng Hoa và Hƣớng Đạo, chiếm 28,3% diện tích tự nhiên. Địa hình chủ yếu là gò đồi, trên địa bàn khu vực có nhiều hồ đập nhỏ, cơ sở hạ tầng kĩ thuật xã hội còn thiếu, nhất là hệ thống đƣờng giao thông nội bộ chƣa đƣợc đầu tƣ để tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển.

Vùng trung du gồm sáu xã và một thị trấn: Hợp Hoà, An Hoà, Đạo Tú, Kim Long, Duy Phiên, Hoàng Đan và Thanh Vân, chiếm 57,78% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai và điều kiện tự nhiên khác tƣơng đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nguồn nƣớc tƣới tự chảy, trữ lƣợng khoáng sản tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không lớn, có hệ thống giao thông thuận lợi, hội tụ tƣơng đối đủ các điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhƣ cây công nghiệp, cây thực phẩm, chăn nuôi gia cầm, gia súc, lợn và hình thành các cụm công nghiệp - TTCN tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.

Vùng đồng bằng gồm các xã: Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu, chiếm 13,94% diện tích tự nhiên toàn huyện; đất đai bằng phẳng, giao thông thuận lợi (có đƣờng quốc lộ và các tỉnh lộ chạy qua) phù hợp cho phát triển các loại cây trồng ngắn ngày có hiệu quả và giá trị kinh tế cao nhƣ rau sạch, cây vụ đông, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và công nghiệp, dịch vụ.

3.1.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

Tam Dƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đƣợc chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trƣởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80-84%, tƣơng đối đều các tháng trong năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng nhƣ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Tam Dƣơng cũng có nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hƣớng gió mùa Đông Bắc nên thƣờng xảy ra mƣa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất và đời sống dân sinh.

3.1.1.3. Tài nguyên đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện theo kết quả kiểm kê 2013 là 10.821,44 ha, trong đó đất nông nghiệp 5.365,49ha chiếm 49,58%, đất lâm nghiệp 1.394,40ha chiếm 12,89%, đất chuyên dùng 1.844,40 ha chiếm 17,04%, đất ở 1.564,47 ha chiếm 14,46%, đất chƣa sử dụng là 39,31ha chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

0,36 % và còn lại là đất chƣa sử dụng là 613,37 ha chiếm 5,67%.

Nhìn chung đất canh tác của huyện có độ màu mỡ kém, đất phù sa phân bố chủ yếu ở xã Hợp Thịnh và các xã có địa hình thấp trũng, thích hợp cho trồng lúa, rau và cây thực phẩm. Vùng đồi trung du gồm các loại đất xám feralít xen kẽ đất cát, phù hợp cho trồng các loại cây ăn quả. Bình quân diện tích đất nông nghiệp năm 2013 đạt 526,3m2/ngƣời.

Bảng 3.1: Hiện trạng đất đai của huyện chia theo loại đất

2011 2012 2013

Tổng diện tích tự nhiên (ha) 10.821,44 10.821,44 10.821,44

Đất nông nghiệp 5.365,49 5.335,30 5.332,20 Đất lâm nghiệp 1.394,40 1.388,08 1.385,75 Đất chuyên dùng 1.844,40 1.876,23 1.876,23 Đất ở 1.564,47 1.571,84 1.571,88 Đất chƣa sử dụng 39.31 37,60 37,60 Đất khác 613,37 612,39 617,78 Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 100 100 100 Đất nông nghiệp 49,58 49,30 49,28 Đất lâm nghiệp 12,89 12,83 12,80 Đất chuyên dùng 17,04 17,33 17,33 Đất ở 14,46 14,52 14,53 Đất chƣa sử dụng 0,36 0,35 0,35 Đất khác 5,67 5,67 5,71

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Tam Dương)

* Tình hình sử dụng đất đai

Nhìn chung, đất đai Tam Dƣơng đã đƣợc sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả chƣa cao. Đất nông nghiệp đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sử dụng theo hƣớng thâm canh, tăng vụ, chuyển cơ cấu sản xuất, nâng cao hệ số quay vòng đất nhƣng do vấn đề thuỷ lợi chƣa giải quyết tốt nên một số khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho sản xuất.

Đất chuyên dùng có xu hƣớng tăng mạnh, nhất là đất giao thông thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội nhƣ: Trƣờng học, bệnh viện, trụ sở, nhà văn hóa, sân vận động. Đất ở, đất đô thị cũng tăng theo xu thế phát triển và

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 121)