Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Tam Dƣơng có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế có ba thành phần kinh tế chính tham gia hoạt động trong lĩnh vực Nông Nghiệp Tam Dƣơng là Kinh tế nhà nƣớc, kinh tế tập thể và kinh tế cá thể - tiểu chủ.

* Kinh tế nhà nước

Thành phần kinh tế nhà nƣớc trên địa bàn huyện Tam Dƣơng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, số lƣợng ít. Trên địa bàn huyện có 01 công ty thủy lợi, 01 trại giống cây trồng và 01 trại giống chăn nuôi, 01 cửa hàng vật tƣ nông nghiệp, 01 Ngân hàng Nông nghiệp Tam Dƣơng.

Các đơn vị này đã thể hiện vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất, thể hiện vai trò không thể thiếu trong phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Kinh tế tập thể

Hợp tác xã: Từ sau nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, trên cơ sở đánh giá

những thành tựu và hạn chế của cơ chế quản lý HTX, huyện Tam Dƣơng đã đề ra chủ trƣơng nhằm đổi mới một cách toàn diện cơ chế quản lý HTX nông nghiệp. Các HTX bắt đầu chuyển đổi chức năng, nhiệm vụ và từ đó chuyển đổi cả phƣơng thức tổ chức và phƣơng thức hoạt động. Các HTX hoạt động theo các nguyên tắc: Hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự phát triển cộng đồng. Phát triển theo phƣơng châm tích cực, vững

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất.

Dựa theo chức năng và nhiệm vụ, các HTX đƣợc phân chia ra hai lĩnh vực là HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX phi nông nghiệp, hoạt động trên phạm vi cấp xã.

Năm 2013, toàn huyện có 17 HTX NN hoạt động trên các lĩnh vực :Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Giống cây, cung ứng vật tƣ, thủy nông, tiêu thụ nông sản, thủy lợi…. số HTX phi nông nghiệp hoạt động dịch vụ tổng hợp có liên quan đến nông nghiệp là 27 HTX.

Mục đích chính của các HTX này là liên kết giữa các hộ để thực hiện Các khâu sản xuất và tiếp nhận KHKT, vật tƣ nông nghiệp, phòng chống dịch bệnh và thống nhất giá tiêu thụ sản phẩm, đồng thời có cơ sở pháp lý (có con dấu) để vay vốn ƣu đãi của của các tổ chức, các dự án phi Chính phủ...

Hiện nay, mặc dù vị thế kinh tế của HTX còn yếu nhƣng cũng bƣớc đầu phát huy đƣợc vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã viên.

Tuy nhiên, Số lƣợng HTX NN còn ít, quy mô nhỏ, còn nhiều hạn chế về vốn, trình độ và kỹ năng quản lý, nắm bắt thông tin thị trƣờng của đội ngũ cán bộ trong HTX chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu mới hiện nay nhất là trong bối cảnh thị trƣờng WTO. Do vậy mà các hoạt động của HTX còn kém hiệu quả và thiếu tính chủ động. Trên địa bàn huyện chƣa thành lập liên hiệp các HTX.

- Ngoài ra trên địa bàn huyện còn công ty cổ phần XNK rau quả I Tam Dƣơng , là nơi thu mua các sản phẩm nông nghiệp của nông dân nhƣ để tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu sang thị trƣờng các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ, các nƣớc công nghiệp mới Châu Á các sản phẩm nông sản mà Tam Dƣơng có thế mạnh sản xuất nhƣ rau quả cao cấp, đặc biệt là các loại rau, quả vụ đông: dƣa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuột, dứa, nấm, thịt lợn, thịt gà đông lạnh …góp phần quan trọng trọng việc tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện.

* Kinh tế cá thể- tiểu chủ: Từ sau đổi mới, kinh tế cá thể - tiểu chủ đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ. Các đơn vị kinh tế này hoạt động một cách mạnh mẽ, sôi động, sử dụng tốt các nguồn lực về đất, vốn,... đã tạo ra một bƣớc phát triển mới cho SXNN. Kinh tế cá thể, tiểu chủ hoạt động theo hai mô hình chủ yếu là kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. Trong quá trình phát triển, tỷ lệ trang trại trồng trọt và thuỷ sản giảm, trang trại chăn nuôi tăng.

Kinh tế hộ gia đình: Là hình thức phổ biến nhất trong lĩnh vực nông

nghiệp Tam Dƣơng. Các nông hộ đều cần cù SX, tích luỹ đƣợc khá nhiều kinh nghiệm. Song, hiện tại kinh tế nông hộ còn gặp nhiều khó khăn nhƣ chƣa có tổ chức định hƣớng SX, khả năng tiếp thu tiến bộ mới về khoa học công nghệ mới hạn chế, năng lực SX thấp,... nên giá thành cao, khó bán sản phẩm, thu nhập thấp.

* Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

Thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dƣơng có 01 công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam ( Công ty 100% vốn nƣớc ngoài) chuyên cung cấp các loại giống gà cho thị trƣờng trong nƣớc.

Tuy có một công ty, song quy mô hoạt động và vai trò của công ty trong lĩnh vực chăn nuôi của huyện Tam Dƣơng là rất quan trọng, công ty là nơi cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lƣợng và tiêu chuẩn cho phần lớn các trang trại, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Tam Dƣơng, góp phần tích cực trong việc phát triển đàn gia cầm của huyện.

Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Tam Dƣơng theo thành phần kinh tế những năm qua đã và đang diễn ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

theo chiều hƣớng tích cực. Kinh tế hợp tác cũng chuyển đổi nhằm thích ứng với những yêu cầu mới của nền kinh tế hiện nay. Kinh tế cá thể- tiểu chủ phát triển vẫn mang tính tự phát dƣới tác động của yếu tố thị trƣờng và do đó dẫn đến tình trạng phân hóa. Một bộ phận năng động trong SX, tiên tiến trong tổ chức quản lý sẽ phát triển thành các trang trại tƣ nhân; một bộ phận tiếp tục duy trì mô hình SX hộ; còn lại mộ bộ phận khác không đủ năng lực kinh doanh có thể sẽ bán ruộng đất và trở thành ngƣời làm thuê hoặc chuyển sang lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch đó, mỗi thành phần kinh tế đều tham gia hoạt động SX một cách tích cực nhất và đã góp phần vào quá trình phát triển nông nghiệp Tam Dƣơng theo hƣớng CNH - HĐH.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)