Giải pháp về ruộng đất

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.4. Giải pháp về ruộng đất

Dự kiến quy hoạch đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm từ 60,89% (năm 2009) xuống còn khoảng 43,47% (năm 2015) và còn 37,55% (năm 2020). Đất phi nông nghiệp tăng từ 35,96% (năm 2009) lên 53,90% năm 2015) và tăng lên 62,44% (năm 2020).

Trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp đất trồng lúa sẽ thu hẹp dần do mở rộng đô thị Vĩnh Phúc và chuyển đổi sang trồng rau màu thực phẩm cung cấp cho đô thị Vĩnh Phúc: Năm 2015 còn khoảng 2792,59 ha bằng 26,05% diện tích đất tự nhiên. Năm 2020 còn khoảng 2261,5 ha bằng 21,09% diện tích đất tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp: Xu hƣớng đất ở đô thị tăng lên đáng kể, nhất là ở thời kỳ 2016-2020 chiếm tới 1632,21 ha, 15,22% diện tích đất tự nhiên. Cần qui hoạch ổn định các khu dân cƣ, thị trấn để sử dụng tiết kiệm đất ở đô thị.

Đất chƣa sử dụng trên địa bàn huyện năm 2009 còn 336,68 ha chủ yếu là đất bãi và khu vực đồi gò. Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch cần tận dụng đƣa vào khai thác phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản. Đến 2015 còn 281,42 ha, đến 2020 đƣa vào khai thác 100% diện tích nêu trên.

Mặc dù quy mô diện tích đất nông nghiệp của Tam Dƣơng lớn, nhƣng các quy hoạch, các chƣơng trình, các dự án phát triển Kinh tế - Xã hội, đô thị hoá... sẽ làm thay đổi việc sử dụng đất nông nghiệp.

Định hƣớng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện sẽ tác động đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, quỹ diện tích đất chƣa sử dụng của Huyện về cơ bản vẫn giữ nguyên vì không thể đƣa vào sử dụng, do đó định hƣớng tất yếu là phải giảm diện tích đất nông nghiệp do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngày, nhất là vải, nhãn, dứa, chuối... Cây ăn quả cũng là thế mạnh của huyện Tam Dƣơng do điều kiện đất đai, khí hậu và thiên nhiên ƣu đãi và cũng chiếm tỷ trọng nhất định trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Cây ăn quả vẫn sẽ chủ yếu trồng ở vƣờn nhà và một số mô hình trang trại.

Định hƣớng đến 2015, diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh do nhu cầu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh phi nông nghiệp, mà chủ yếu là sang đất chuyên dùng, trƣớc hết là sang đất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở, đất có mục đích công cộng nhƣ đất xây dựng giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình văn hóa xã hội, xây dựng trụ sở cơ quan, công sở...

Đất đai là nguồn lực đặc biệt quan trọng không thể thay thế đƣợc trong phát triển không chỉ của nông nghiệp, mà còn của tất cả các lĩnh vực, các quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong quá trình CNH và đô thị hóa. Để giải quyết vấn đề đất đai trên bình diện vĩ mô của toàn nền kinh tế cần có những đột phá về chính sách đất đai từ việc phân bổ lại nguồn lực đất đai cho đến khâu quản lý việc sử dụng, và tích tụ đất nông nghiệp trên cả nƣớc. Trên thực tế, các địa phƣơng và toàn quốc rất khó mở rộng diện tích đất canh tác nên quan trọng là phải phân bổ và quản lý đất đai có hiệu quả hơn. Do vậy, việc giải quyết vấn đề đất đai của huyện Tam Dƣơng cũng phải dựa trên những chính sách và quy định về phân bổ và sử dụng đất trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)