Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành

- Đối với ngành trồng trọt:

Tập trung thâm canh diện tích trồng lúa, hàng hóa chất lƣợng cao, phát triển thƣơng hiệu “gạo Long Trì”. Hƣớng tới mạnh dạn chuyển đổi diện tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng hoa quả an toàn, rau sạch cao cấp phục vụ trực tiếp cho thị trƣờng đô thị Vĩnh Phúc và xuất khẩu. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, VIET GAP nhằm khẳng định thƣơng hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả.

- Đối với ngành chăn nuôi: Xác định là một trong những trọng điểm

kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện, Tam Dƣơng phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế đồi vƣờn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Đối với ngành thủy sản: Tận dụng triệt để diện tích mặt nƣớc ao hồ,

đập, công trình thủy lợi tích trữ nƣớc phục vụ trồng trọt kết hợp chăn nuôi thủy sản.

- Đối với ngành lâm nghiệp: Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, mở rộng

diện tích rừng trồng, đƣa độ che phủ rừng tăng nhanh, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và sinh thái tự nhiên.

- Về quản lý sử dụng đất đai: Khai thác hiệu quả quỹ đất đai của

huyện: Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2011 là 5.365,49ha. Trong giai đoạn quy hoạch (2011-2020), do chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và hoạt động dịch vụ, xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện. Tam Dƣơng có 4050 ha đất nằm trong quy hoạch phát triển mở rộng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện. Đến năm 2015 dự kiến toàn huyện chỉ còn khoảng 3.603,36 ha đất sản xuất nông nghiệp, năm 2020 còn khoảng 3.068,78 ha sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổ chức sản xuất theo hƣớng phát triển kinh tế trang trại kết hợp với kinh tế HTX và hộ gia đình. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm thuần nông. Tạo việc làm phi nông nghiệp để đến 2015, lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50 - 55%, năm 2020 còn 30 - 35% trong cơ cấu lao động xã hội của toàn huyện.

Trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp đất trồng lúa sẽ thu hẹp dần do mở rộng đô thị Vĩnh Phúc và chuyển đổi sang trồng rau màu thực phẩm cung cấp cho đô thị Vĩnh Phúc

Đất phi nông nghiệp: Xu hƣớng đất ở đô thị tăng lên đáng kể, nhất là ở thời kỳ 2016 - 2020 chiếm tới 1632,21 ha, 15,22% diện tích đất tự nhiên. Cần quy hoạch ổn định các khu dân cƣ, thị trấn thị tứ để sử dụng tiết kiệm đất ở đô thị.

Đất chƣa sử dụng: Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch cần tận dụng đƣa vào khai thác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp-thủy sản. Đến 2015 còn 281,42 ha, đến 2020 đƣa vào khai thác 100% diện tích nêu trên.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)