Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.5.2.1. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng sông Hồng có truyền thống thâm canh lúa nƣớc, gần 80% lực lƣợng lao động ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình đã chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, tỷ trọng trồng trọt đặc biệt là lúa giảm tƣơng ứng. Có thể khái quát một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình:

Thái Bình đã tập trung thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Do vậy, năng suất lúa không ngừng tăng.

Thái Bình cũng chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình nhƣ xã Thụy An (huyện Thái Thụy) thực hiện xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lƣợng 50 triệu đồng/ha/năm.. Ngoài việc phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất, kinh doanh, Thái Bình còn chú ý đến sự phát triển các trang trại trong nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 400 trang trại chia làm nhiều loại hình sản xuất nhƣ trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp… Chẳng hạn, với 214 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, đã giải quyết việc làm cho 1.132 lao động, giá trị sản lƣợng hàng hoá đạt 31 tỷ đồng. Kết quả chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua đạt trên 3.200 ha.

Để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Thái Bình chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sạch… Đến nay, 100% số xã, phƣờng, thị trấn đã hoàn thành các chƣơng trình trên. Thái Bình là một tỉnh dẫn đầu cả nƣớc về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chẳng hạn, riêng trong nông nghiệp, Thái Bình đã huy động trên 4.500 tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp để xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mƣơng tƣới tiêu và trang bị máy móc, công cụ sản xuất thay thế cho nhiều khâu lao động nặng nhọc hiệu quả thấp. 5 năm qua đã tăng 82,5% máy bơm, máy kéo nhỏ tăng 4 lần, máy tuốt lúa tay tăng 63,8 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 17,6 lần so với năm 1990. Thái Bình rất quan tâm đến sự phát triển các dịch vụ ở nông thôn; dịch vụ cung ứng vật tƣ nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống bệnh tật cây trồng, vật nuôi…

Khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và tham gia xuất khẩu. Đến nay, tổng số làng nghề ở Thái Bình đã tăng lên 188 làng nghề (trong đó chỉ có 14 làng nghề truyền thống), tạo điều kiện giải quyết việc làm cho trên 350.000 lao động. Với số lƣợng đông đảo nhƣ vậy, các làng nghề ở Thái Bình đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.5.2.2 . Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên

Tốc độ tăng trƣởng của Hƣng Yên đạt 3,15% năm, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, chăn nuôi thủy sản không ngừng tăng. Năng suất lúa đạt 62,6 tạ/ha/vụ, giá trị thu đƣợc 98 tr.đ/ha/năm, lúa chất lƣợng cao đạt trên 50%, cây ăn quả phát triển, chăn nuôi, thủy sản tăng 7,2%/năm, có khoảng 2.500 trang trại đạt tiêu chí liên bộ sản xuất hiệu quả, kinh tế hộ làm ăn khá. Có khoảng 85% số hộ dùng nƣớc sạch, cơ giới hóa trên 90%, tƣới chủ động khoảng 88%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 20 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3%, bộ mặt nông thôn ngày đổi mới;…

Những giải pháp chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của Hƣng yên:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuỷ lợi, ngành nghề nông thôn, phòng chống lũ , đƣa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, dự án, đặc biệt dự án sản xuất giống lúa, sản xuất ngô lai, cây ăn quả, rau an toàn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng lực ngành chăn nuôi và thú y, phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt cao sản, lợn siêu nạc, gia cầm, thủy cầm, thủy đặc sản theo hƣớng trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, các dự án xây dựng cho thuỷ lợi, đê điều, giao thông, …

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới, giống cây con mới có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả vào sản xuất. Phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ công nghệ cao, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh.

- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng thƣơng hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng …

- Nâng cao việc phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn phục vụ cho sản xuất.

1.5.2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng, nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, huyện có trên 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Là huyện đƣợc xác định là trọng điểm về phát triển nông nghiệp của tỉnh. Năm 2005, cơ cấu nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 61,3%, giá trị sản xuất đạt 824.198 triệu đồng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đƣợc quan tâm, song tốc độ còn chậm, chƣa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của huyện. Sản xuất còn manh mún, mang tính tự phát, phạm vi nông hộ. Chất lƣợng hàng hóa và sức cạnh tranh không cao, các cây có giá trị kinh tế cao tốc độ phát triển còn chậm. Chƣa có các Doanh nghiệp đầu tƣ vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tiêu thụ và chế biến nông sản. Sản phẩm bán ra trên thị trƣờng chủ yếu dƣới dạng tƣơi sống, khi vào vụ thu hoạch rộ thƣờng xảy ra tình trạng ế thừa, giá cả giảm mạnh gây thất thu cho nông dân. Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp nông thôn thấp kém và thiếu đồng bộ. Chƣa có ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản. Các mô hình trình diễn kỹ thuật về khuyến nông, khuyến ngƣ đƣợc nhân rộng ra chƣa nhiều.

Xác định đƣợc những tồn tại, hạn chế đó, huyện Vĩnh Tƣờng đã xác định tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng CNH-HĐH. Mục tiêu là dựa trên cơ sở phát triển nhanh và vững chắc Nông nghiệp – Thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh, tăng năng suất lao động xã hội.

Đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện từng bƣớc đƣợc đầu tƣ mở rộng. Sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyển đổi theo hƣớng sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập trên mỗi ha đất canh tác. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số mô hình trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế nhƣ: Mô hình vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa lúa chất lƣợng cao (1.487,8ha tại 18 xã, thị trấn), vùng sản xuất bí đỏ F1-868 (795,8ha tại 12 xã, thị trấn), Mô hình Cà chua ghép trên gốc cà tím... Trong trồng trọt, đã sử dụng nhiều giống mới có năng suất, chất lƣợng cao; các khâu làm đất, tƣới tiêu, sơ chế, vận chuyển nông sản đang từng bƣớc đƣợc cơ giới hóa. Trong chăn nuôi, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi giống gia súc, gia cầm đã cho kết quả khá, dự án phát triển chăn nuôi bò sữa đƣợc huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả. Năm 2009, cơ cấu kinh tế chuyển theo hƣớng tích cực: Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 32,1% giá trị sản xuất đạt 1.184.580 triệu đồng. Nhƣ vậy, cơ cấu nông nghiệp nghiệp – thủy sản giảm từ 61,3% năm 2005 xuống còn 32,1% năm 2009, về giá trị sản xuất thực tế của ngành nông nghiệp tăng từ 824.198 triệu đồng lên 1.184.580

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triệu đồng năm 2009.

1.5.2.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Tam Đảo- tỉnh Vĩnh Phúc

Tam Đảo là huyện miền núi, nằm phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo. Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.587,62 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm, thuỷ sản là 19.020,42 ha, Dân số trung bình năm 2012 là 73.505 ngƣời ngƣời. lao động nông nghiệp chiếm 52,6% .

Trong năm 2010, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, cơ cấu nông lâm nghiệp chiếm 50,80 %, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 230,12 tỷ đồng, chiếm 40,42% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng chƣa vững chắc, hạn chế trong việc phát huy yếu tố nội lực, kinh tế hàng hóa qui mô còn nhỏ bé, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ còn khó khăn; Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lƣơng thực, trong cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông, lâm nghiệp chƣa cao, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, chƣa khai thác hết lợi thế của huyện; Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm. Chƣa hình thành tiểu vùng chuyên môn hóa của huyện, sản xuất của các vùng và tiểu vùng rất phân tán. Việc nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả chƣa đƣợc đẩy mạnh.

Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, việc quản lí khai thác công trình thuỷ lợi chƣa tốt, thiếu nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp.

Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu sản phẩm thô, dẫn tới vào thời vụ thì ế thừa, trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có khả năng cạnh tranh. Chăn nuôi là thế mạnh nhƣng phát triển chƣa tƣơng xứng với qui mô, chƣa ổn định,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trồng trọt chƣa kết hợp tận dụng sản phẩm phụ của chăn nuôi do đó còn lãng phí, không có hàng nông sản chất lƣợng cao phục vụ thị trƣờng. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn ở trình độ thấp.

Trƣớc tình trạng trên, huyện Tam Đảo đã có chủ trƣơng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp nhƣ sau:

Chuyển nhanh nông, lâm nghiệp và thủy sản sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn liền với hình thành các tiểu vùng chuyên canh những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế so sánh cao nhƣ: lúa đặc sản, cây rau ôn đới (su su), cây dƣợc liệu, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và nuôi thủy sản lạnh đặc sản (cá Hồi, cá Tầm).

Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo hƣớng nông nghiệp sinh thái bền vững. Sản xuất các sản phẩm nông sản có chất lƣợng cao, các sản phẩm đặc sản, các loại sản phẩm sạch, an toàn có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu dân cƣ trong huyện ngày càng tăng và khách du lịch...

Phát triển cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành và mối quan hệ giữa các ngành để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nhanh tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp và chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Huyện gắn liền với phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản, tạo việc làm và tăng thêm giá trị của các sản phẩm nông sản.

Gắn nông nghiệp, thuỷ sản với du lịch, để một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác tạo thị trƣờng tiêu thụ nông sản phẩm. Nhờ đó, thực hiện phân công lại lao động trong nông thôn, khai thác tối đa các tiềm năng đa dạng của Tam Đảo, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp. Tăng cƣờng năng lực của các HTX trong việc đảm nhiệm các khâu dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với chế biến và thị trƣờng.

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2012 của huyện đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng lên, cụ thể: Cơ cấu nông lâm nghiệp chiếm 51,33 %, giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp đạt 242,507 tỷ đồng, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Nhƣ vậy, tỷ lệ tăng trƣởng giá trị sản xuất có giảm, song giá trị thực tế tăng từ 230,12 tỷ đồng năm 2010 lên 242,57 tỷ đồng năm 2012.

Sản xuất Nông lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hóa, sản phẩm phong phú đa dạng hơn; kinh tế nông nghiệp phát triển tƣơng đối bền vững . Chăn nuôi phát triển khá, lâm nghiệp và trồng rừng đƣợc quan tâm, không còn nạn phá rừng khai thác gỗ. Cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bƣớc thay đổi chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa, có sự thay đổi về tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp đó là ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng tăng dần so với ngành trồng trọt, gia súc, gia cầm phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Trong ngành trồng trọt cơ cấu hàng năm có xu hƣớng giảm dần song giá trị sản phẩm hàng năm lại tăng lên. Với ngành chăn nuôi với xu hƣớng cơ cấu ngành tăng, giá trị sản phẩm cũng tăng năm sau cao hơn năm trƣớc; cơ cấu dịch vụ nông nghiệp dù chậm nhƣng xu hƣớng tăng dần. Điều đó chứng minh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có một cơ cấu chuyển dịch hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng đa ngành, đa sản phẩm hàng hóa, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 48)