Đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 113 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.9.Đào tạo, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn

Nhân lực là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng. Vì thế cần hết sức coi trọng vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt ở huyện Tam Dƣơng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ trình độ kĩ thuật SX, trình độ quản lí theo kinh tế thị trƣờng, ... tƣơng đối tốt nhƣng cũng còn nhiều hạn chế. Để có thể tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng hợp lí cần có những chính sách cụ thể để phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực; cần có kế hoạch hỗ trợ ngân sách để không ngừng nâng cao tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo. Các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cần thực hiện:

- Tiến hành đào tạo, nâng cao kĩ thuật SX, đặc biệt là các kĩ thuật SX hiện đại qua các hình thức: mở các khóa tập huấn tập trung, mô hình trình diễn, hội thảo đầu bờ, sinh hoạt hội, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hƣớng dẫn tại một số cơ sở SX tiêu biểu, đọc tài liệu ở thƣ viện xã, đọc tờ rơi, tổng kết và giới thiệu các mô hình nông dân giỏi cho các nông dân khác học tập,... Đặc biệt đối với các nông sản mới đƣợc đƣa vào SX cần tiến hành hƣớng dẫn và tập huấn kĩ thuật SX, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm cho ngƣời lao động. Ngoài ra, quá trình CNH - HĐH nông nghiệp cũng sẽ làm xuất hiện các phƣơng tiện, thiết bị kĩ thuật hiện đại. Do đó, cần cung cấp cho ngƣời SX những hiểu biết nhất định về các trang thiết bị để ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ và áp dụng trong SX và để quá trình sử dụng các trang thiết bị ít gặp rủi ro, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nông nghiệp.

- Có chính sách ƣu đãi nhằm thu hút nhân tài hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Xây dựng đƣợc một lực lƣợng lao động có trình độ khoa học kĩ thuật làm nòng cốt cho quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong xu thế phát triển hiện nay.

- Chú trọng giáo dục, đào tạo cần coi trọng công tác hƣớng nghiệp và dạy nghề các đối tƣợng đặc biệt là thanh niên NT, hƣớng các em theo học các chuyên ngành về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, quản lý SXNN,...) tại các trƣờng nghề của tỉnh. Mục đích cuối cùng của đào tạo nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp Tam Dƣơng là đào tạo những con ngƣời cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực, từng công việc.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 113 - 114)