Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Nhận xét, đánh giá

3.3.1. Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2011 -2013, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng đã có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng SX hàng hóa, các sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh, có hiệu quả kinh tế cao đƣợc phát triển mạnh mẽ và hình thành các vùng SX chuyên môn hóa,.

- Ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có đóng góp lớn cho phát triển kinh tế huyện. Đã hình thành đƣợc những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng cao. Tăng trƣởng bình quân giai đoạn ( 2011-2013) đạt mức 4,5%/năm. Trong đó đặc biệt là sự phát triển của ngành chăn nuôi tăng bình quân 10,7%/năm.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang từng bƣớc chuyển dịch theo xu hƣớng tạo ra giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, sử dụng hiệu quả quỹ đất để phát triển thế mạnh của huyện góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của mỗi ngành. Xu hƣớng chung là tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thủy sản tƣơng đối ổn định; trong nội bộ ngành nông nghiệp thì giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp tăng nhẹ so với đầu kỳ.

Cụ thể là trong nông nghiệp, các cây hàng năm khác nhƣ rau quả sạch, vùng sản xuất gạo Long Trì đang tăng dần tỷ trọng và tiếp tục đƣợc coi là sản phẩm thế mạnh có tính hàng hóa cao, do đó chú trọng phát triển các giống tốt, chất lƣợng cao và hƣớng tới hình thành những vùng chuyên canh lớn. Trong cơ cấu vật nuôi thì nổi lên xu hƣớng tăng tỷ trọng đàn gà, đàn bò và giảm tỷ trọng đàn trâu, đàn lợn. Trong nội bộ ngành thuỷ sản thì tăng tỷ trọng nuôi thuỷ sản ở giữa chu kỳ, phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hƣớng thâm canh, đƣa những giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng để tăng giá trị thƣơng phẩm. Trong lâm nghiệp tỷ trọng trồng rừng và tỷ lệ che phủ trong huyện giảm (do bị giảm diện tích chuyển sang đất dự án khu công nghiệp), chú trọng bảo vệ rừng trong quá trình khai thác các sản phẩm lâm nghiệp.

Nhƣ vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng diễn ra theo chiều hƣớng tích cực, phát triển nền nông nghiệp có hệ số đa dạng cao, trong đó chú trọng phát triển các loại nông sản thế mạnh và phù hợp với nhu cầu hiện nay của thị trƣờng. Do đó, năng suất lao động trong NN ngày càng cao, nền NN ngày càng phát triển theo hƣớng CNH - HĐH.

- Hoạt động dịch vụ nông nghiệp cũng ngày càng sôi động. Bên cạnh các hoạt động dịch vụ của thành phần kinh tế Nhà nƣớc thì hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhƣ kinh tế tập thể và HTX hoạt động tỏ ra có hiệu quả, đặc biệt hầu hết các HTX đều đã tiến hành chuyển đổi và hoạt động dịch vụ tổng hợp. Ngoài ra, thành phần kinh tế tƣ nhân cũng tham gia vào các hoạt động dịch vụ NN chủ yếu ở các khâu vận tải,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vật tƣ NN, thú y,...Vì thế các thành phần kinh tế góp phần tích cực vào sự phát triển nông nghiệp của huyện.

- Nguyên nhân:

Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết lần thứ bảy của BCH TW khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Nghị quyết 03 của tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hƣớng đến 2020, bên cạnh việc triển khai đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, các thiết chế văn hóa, tỉnh Vĩnh Phúc, ; UBND huyện Tam Dƣơng đã có kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm, kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ nông dân ổn định và phát triển, các vùng trồng chọt, hỗ trợ trồng chọt và chăn nuôi khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra

3.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân * Hạn chế, bất cập * Hạn chế, bất cập

- Tốc độ tăng trƣởng của nông nghiệp thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của công nghiệp và dịch vụ.

- Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn chƣa thực sự gắn với nhu cầu thị trƣờng (có nơi còn mang tính tự phát, phong trào). Chất lƣợng nông sản hàng hoá thấp. Qui mô sản xuất nông nghiệp, thủy sản nhỏ, tiềm năng phát triển nông, lâm, thủy sản huyện Tam Dƣơng còn khá lớn chƣa đƣợc tận dụng, các mô hình trồng chọt, chăn nuôi đã phát triển, song còn hạn chế so với tiềm năng của huyện và yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Mô hình các hợp tác xã trong nông nghiệp còn gặp khó khăn về nguồn vốn, năng lực điều hành, khả năng tìm thị trƣờng ổn định cho đầu ra của sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các trang trại chuyên canh. Việc thực hiện “tích tụ ruộng đất” còn chậm.

- Lực lƣợng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Hộ kinh tế thuần nông, thu nhập thấp còn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số hộ dân cƣ huyện, trong khi đó chất lƣợng nguồn lao động tuy có đƣợc quan tâm đào tạo, song vẫn còn hạn chế so với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ cấu ngành dịch vụ nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là lĩnh vực dịch vụ khoa học kĩ thuật phục vụ sản xuất chƣa đƣợc chú trong phát triển.

* Nguyên nhân

- Sản xuất nông nghiệp của huyện Tam Dƣơng bị tác dộng bất lợi của sự biến động bất thƣờng của thời tiết, dịch bệnh, thị trƣờng và giá cả, sản lƣợng thu hoạch không ổn định. Giá trị ngành lâm nghiệp giảm mạnh do cây lâm nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, chƣa khai thác đƣợc. Đồng thời thị trƣờng nông sản cũng có những biến động thất thƣờng do sự tác động của các yếu tố kinh tế và phi kinh tế trên thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

- Tình hình suy giảm kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao đã ảnh hƣởng đến thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn. - Nguồn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

- Nguồn nhân lực còn có những hạn chế nhất định.

- Do chƣa tổ chức các hoạt động dịch vụ nông nghiệp một cách chặt chẽ, do đó tính cạnh tranh tự phát cao ảnh hƣởng xấu đến sản xuất. Các cơ sở hoạt động dịch vụ thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất và hạ tầng nên hoạt động thiếu nhạy bén trong cơ chế thị trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HỢP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TAM DƢƠNGTRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Một số yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Dƣơng nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng huyện Tam Dƣơng nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng

4.1.1. Xu hướng phục hồi sau khủng hoảng và tiếp tục hội nhập quốc tế, khu vực

Sự phát triển và khắc phục những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới của Việt Nam năm 2013 và những năm tiếp theo là tiếp tục hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và Tam Dƣơng nằm trong bối cảnh cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng và hội nhập quốc tế nêu trên.

Đối với các mặt hàng nông sản, triển vọng xuất khẩu hàng nông sản do Việt Nam sản xuất nói chung và của huyện Tam Dƣơng nói riêng ngày càng tăng trên thế giới. Ngoài thị trƣờng truyền thống, các nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ, các nƣớc công nghiệp mới châu á đang có xu hƣớng sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm nông sản mà Tam Dƣơng có thế mạnh sản xuất nhƣ rau quả cao cấp, đặc biệt là các loại rau, quả vụ đông: Dƣa chuột, dứa, nấm, thịt lợn, thịt gà đông lạnh. Tuy nhiên, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu rất cao, thời gian giao hàng đúng hẹn và giá cả xuất khẩu của các mặt hàng này trên thị trƣờng cũng thƣờng không ổn định là những thách thức khi xuất khẩu nông sản. Do vậy để xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến cần áp dụng các kỹ thuật canh tác an toàn, cải tiến giống cây trồng vật nuôi hƣớng tới thị hiếu tiêu dùng, sử dụng công nghệ mới trong chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chế biến với mẫu mã, bao bì phong phú đẹp, hấp dẫn.

4.1.2. Tiến bộ khoa học công nghệ

Trong khoảng thời gian này, sự phát triển của khoa học kĩ thuật vô cùng mạnh mẽ và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhiều thành tựu mới trong các lĩnh vực điện tử, tin học, sinh học kinh tế tri thức là nguồn lực quan trọng để phát triển. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tam Dƣơng nói riêng có thể ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, đời sống. Để phát huy hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống kinh tế xã hội, cần phải quy hoạch công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao một cách phù hợp với điều kiện của huyện.

4.1.3. Thị trường trong nước

Tam Dƣơng hiện là huyện có mật độ dân số vào loại trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tƣơng lai, cùng với quá trình phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, biến động dân số cơ học sẽ gia tăng. Đặc biệt đồ án quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 đƣợc thực hiện với quy mô dân số dự kiến đến 2020 là 880.000 ngƣời, năm 2030 là 1 triệu ngƣời sẽ có nhu cầu lớn về tiêu thụ hàng hóa lƣơng thực, thực phẩm, rau sạch phục vụ cho dân cƣ đô thị trực tiếp trên địa bàn Tam Dƣơng khi có hai trƣờng đại học đi vào hoạt động hàng năm sẽ thu hút 3.500 - 5.000 sinh viên đến theo học. Các khu công nghiệp đi vào hoạt động, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động trên địa bàn, làm tăng thu nhập và kích thích tiêu dùng của ngƣời dân. Đồng thời, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện cao và liên tục, thu nhập của dân cƣ trên địa bàn tăng lên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là những yếu tố tác động tạo cầu tiêu thụ hàng hoá tại địa bàn ngày càng lớn, khuyến khích sản xuất phát triển.

Tam Dƣơng là địa bàn tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên, có nhiều tuyến đƣờng quốc lộ để giao lƣu hàng hoá đi các tỉnh phía bắc và giao lƣu quốc tế. Có điểm lên xuống của đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào cai. Trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc của vùng Đồng bằng Sông Hồng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Dƣơng cần tính đến khả năng hợp tác khu vực trong hoạt động giao lƣu hàng hoá, vận tải, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ. Đây là một trong những thị trƣờng có tiềm năng lớn cần đƣợc tính đến nhƣ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn Tam Dƣơng. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chế biến cung cấp thực phẩm đô thị Vĩnh Phúc còn có thể vƣơn tới thị trƣờng tiêu thụ là Thủ đô Hà Nội và xuất khẩu những sản phẩm chế biến từ hoa quả, gia cầm, gia súc, rau quả cao cấp...

4.1.4. Tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Dương

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét phê duyệt, Các mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dƣơng trong cùng thời kỳ cần phải quán triệt những nội dung chủ yếu sau:

- Đến năm 2015, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc. Nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; Để trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năm 20 của thế kỷ 21. Theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 30/08/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 20. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011- 2015 từ 14-15%/năm . Cơ cấu kinh tế: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 61-62% , dịch vụ chiếm khoảng 31-32%, nông lâm thủy sản khoảng 6,5-7%. Đến 2020, tỷ trọng dịch vụ dự báo là trên 37%, Nông - Lâm - Thuỷ sản từ 3-4%, CN-XD từ 58-60%). Hiện tại Tam Dƣơng là địa phƣơng thuộc nhóm các huyện chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, mới đạt đƣợc 2/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh.

Do đó, yêu cầu tăng trƣởng kinh tế của huyện giai đoạn 2011 - 2020 phải đạt đƣợc mức độ tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 thì mới góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn tỉnh Vĩnh Phúc và rút ngắn đƣợc khoảng cách về trình độ phát triển giữa huyện Tam Dƣơng với các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc.

Cùng với đô thị hoá, quá trình CNH - HĐH nền kinh tế diễn ra trên địa bàn huyện với tốc độ ngày càng nhanh. Những thay đổi về không gian kinh tế xã hội, do quá trình CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh nhƣ việc xây dựng phát triển đô thị Vĩnh Phúc và xây các tuyến đƣờng cao tốc, các KCN tập trung cũng ảnh hƣởng quan trọng đến huyện. Quá trình CNH - HĐH có tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tỷ trọng của các khu vực kinh tế trong giá trị sản xuất của huyện. Thúc đẩy sản xuất, giao lƣu hàng hoá, mở rộng dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cƣờng năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Do vậy, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện cần phải chú ý giải quyết tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn mới. Bố trí các phƣơng án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 83 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)