5. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Quan điểm
Trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Tam Dƣơng; kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của một số quốc gia và địa phƣơng trong nƣớc. Dựa trên các kết quả phân tích từ đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian qua. Việc xác định một cơ cấu nông nghiệp hợp lý làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu kinh tế chung của huyện Tam Dƣơng phải dựa trên các quan điểm và định hƣớng cơ bản sau:
- Quan điểm 1: Phải khai thác một cách có hệ thống và đa dạng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Tam Dƣơng rất đa dạng và phong phú cho việc phát triển nông nghiệp tổng hợp: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ... Vì vậy, trong thời gian tới cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế kể trên để có thể phát triển mạnh và tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc phát triển phải đƣợc đặt trong mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển; cần phải tính đến mối liên hệ liên vùng, quan hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các huyện, thành thị lân cận trong tỉnh và các tỉnh bạn thuộc vùng phụ cận Thủ đô và vùng trung du, miền núi phía Bắc.
- Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Điều này cho phép giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, trƣớc hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lƣợng sản xuất trong nông nghiệp của địa phƣơng; mở rộng thị trƣờng các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh/huyện sang các địa phƣơng trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực, trên thế giới.
- Quan điểm 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong yêu cầu phát triển bền vững
Quan điểm này cho thấy cần phát huy mọi nguồn lực của tỉnh và huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung bao gồm cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh với hiệu quả cao. Cần phát triển những ngành nông nghiệp mà huyện Tam Dƣơng có lợi thế; nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, làm tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ) theo hƣớng công nghiệp hóa. Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cao. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cƣ, giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng. Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Quan điểm 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải đi đôi với đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạch định chính sách cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của địa phương
Để khắc phục những bất cập trong phát triển nông nghiệp, cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách quan trọng cho phát triển nông nghiệp (chính sách về đất đai, về quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh; về đào tạo nguồn nhân lực, về vốn, đầu tƣ cho phát triển ứng dụng khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công nghệ, quy hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp…), nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4.2.2. Phương hướng
4.2.2.1. Về trồng trọt
Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoa quả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trƣờng đô thị Vĩnh Phúc. Tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác. Tập trung thâm canh, đƣa các giống lúa mới phẩm cấp chất lƣợng tốt đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ƣa chuộng và giá bán cao nhƣ thƣơng hiệu “gạo Long Trì”. Từng bƣớc giảm dần các giống lúa chất lƣợng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh kém. Mạnh dạn gieo trồng các giống ngô lai đơn có triển vọng năng suất đột phá. Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đƣa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu thực phẩm có chất lƣợng cao vào trồng trọt tại huyện
Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc vùng đồi gò nhƣ trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cây ăn quả. . Cải tạo trồng bổ sung thay thế các giống cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao, đƣợc thị trƣờng tiêu thụ mạnh nhƣ giống bƣởi Diễn, mít Thái, xoài Úc, Đài loan, nhãn vải chín trái vụ...vào trồng thay thế các giống cây ăn quả truyền thống ở huyện Tam Dƣơng.
Xây dựng các vùng trồng trọt kĩ thuật cao, vùng chuyên canh rau quả sạch nhƣ su su, bí đỏ, dƣa chuột, bí xanh tập trung ở các xã Vân Hội, Hoàng Lâu, An Hoà, Kim Long, Duy Phiên, Hợp Hoà . Mở rộng diện tích trồng trọt rau màu hoa quả cao cấp sang các khu vực còn lại phù hợp với nhu cầu thị trƣờng tiêu thu khi đô thị Vĩnh Phúc phát triển tăng quy mô dân số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với lợi thế vùng đồi gò, diện tích đất cho sản xuất chăn nuôi lớn, huyện Tam Dƣơng hiện có 150 trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất tập trung và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ. Sản lƣợng gia cầm của Tam Dƣơng lớn nhất tỉnh, năm 2009 chiếm gần 40% sản lƣợng gia cầm chăn nuôi của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Giai đoạn (2011-2015), Tam Dƣơng vẫn xác định chăn nuôi là ngành quan trọng mũi nhọn trong cơ cấu nông, lâm nghiệp thuỷ sản của huyện. Trong đó xác định con nuôi chính là gà, lợn và bò. Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lƣợng gia cầm ổn định ở mức 2,0-2,5 triệu con. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các con đặc sản lợn rừng lai, gà sao, gà lôi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gò. Phấn đấu đến 2015 tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi thủy sản chiếm khoảng 65% tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản của huyện.
4.2.2.3. Về thuỷ sản
Tam Dƣơng là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhỏ, toàn huyện có khoảng trên 200ha diện tích mặt nƣớc: Bao gồm các hồ đập thủy lợi, các ao nhỏ, diện tích đất trũng đang trồng lúa năng suất thấp. Diện tích trên đang đƣợc các hộ tƣ nhân nuôi thả, khai thác quảng canh với các giống cá địa phƣơng năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao. Giải pháp phát triển thủy sản của Tam Dƣơng trong thời kỳ quy hoạch là: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản, ở các xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiên và An Hoà trong hệ thống kênh Nhị Hoàng. Mạnh dạn áp dụng phƣơng thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, đƣa các giống thủy sản có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, khai thác. Dự kiến sản lƣợng cá và thuỷ sản khác hàng năm có thể đạt 750 tấn vào năm 2015, 1.200 tấn vào năm 2020 và 2.000 tấn vào năm 2030.
4.2.2.4. Lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bàn huyện. Quản lý khai thác và trồng mới tái tạo để nâng độ che phủ chống xói mòn đất. Thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích trồng rừng trên địa bàn. Phấn đấu trồng rừng để nâng độ che phủ diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn 2015 đạt mức 50%, đến 2020 đạt mức 75% diện tích cần che phủ.
4.2.3. Mục tiêu
Căn cứ vào các khả năng, nguồn lực, điều kiện cụ thể của Huyện và phƣơng hƣớng phát triển chung của nền kinh tế; căn cứ vào dự báo nhu cầu của thị trƣờng, mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới của huyện Tam Dƣơng đƣợc xác định nhƣ sau:
Giai đoạn 2011- 2015: Cơ cấu Nông nghiệp - Thuỷ sản chiếm tỉ trọng 16% cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản trên địa bàn đạt 7,2%/năm (Trong đó: trồng trọt chiếm 25,8%, chăn nuôi chiếm 74%, thủy sản chiếm 1,2%)
Giai đoạn 2016- 2020: Cơ cấu Nông nghiệp - Thuỷ sản chiếm tỉ trọng 11,5 % cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản trên địa bàn đạt 8,6 %/năm (Trong đó: trồng trọt chiếm 26%, chăn nuôi chiếm 75%, thủy sản chiếm 1,3%)
Giai đoạn 2021- 2030: Cơ cấu Nông nghiệp - Thuỷ sản chiếm tỉ trọng 8- 10 % cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản trên địa bàn đạt 7,8%/năm.(Trong đó: trồng trọt chiếm 25%, chăn nuôi chiếm 76 %, thủy sản chiếm 1,3%)
4.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tam Dƣơng theo hƣớng hợp lí trong thời gian tới theo hƣớng hợp lí trong thời gian tới
4.3.1. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo ngành - Đối với ngành trồng trọt: - Đối với ngành trồng trọt:
Tập trung thâm canh diện tích trồng lúa, hàng hóa chất lƣợng cao, phát triển thƣơng hiệu “gạo Long Trì”. Hƣớng tới mạnh dạn chuyển đổi diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng hoa quả an toàn, rau sạch cao cấp phục vụ trực tiếp cho thị trƣờng đô thị Vĩnh Phúc và xuất khẩu. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác mới để nâng cao chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAP, VIET GAP nhằm khẳng định thƣơng hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả.
- Đối với ngành chăn nuôi: Xác định là một trong những trọng điểm
kinh tế mũi nhọn trên địa bàn huyện, Tam Dƣơng phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn theo hƣớng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế đồi vƣờn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.
- Đối với ngành thủy sản: Tận dụng triệt để diện tích mặt nƣớc ao hồ,
đập, công trình thủy lợi tích trữ nƣớc phục vụ trồng trọt kết hợp chăn nuôi thủy sản.
- Đối với ngành lâm nghiệp: Bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, mở rộng
diện tích rừng trồng, đƣa độ che phủ rừng tăng nhanh, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng và sinh thái tự nhiên.
- Về quản lý sử dụng đất đai: Khai thác hiệu quả quỹ đất đai của
huyện: Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện năm 2011 là 5.365,49ha. Trong giai đoạn quy hoạch (2011-2020), do chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và hoạt động dịch vụ, xây dựng các công trình giao thông trên địa bàn huyện. Tam Dƣơng có 4050 ha đất nằm trong quy hoạch phát triển mở rộng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 làm giảm diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện. Đến năm 2015 dự kiến toàn huyện chỉ còn khoảng 3.603,36 ha đất sản xuất nông nghiệp, năm 2020 còn khoảng 3.068,78 ha sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổ chức sản xuất theo hƣớng phát triển kinh tế trang trại kết hợp với kinh tế HTX và hộ gia đình. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp, giảm thuần nông. Tạo việc làm phi nông nghiệp để đến 2015, lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50 - 55%, năm 2020 còn 30 - 35% trong cơ cấu lao động xã hội của toàn huyện.
Trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp đất trồng lúa sẽ thu hẹp dần do mở rộng đô thị Vĩnh Phúc và chuyển đổi sang trồng rau màu thực phẩm cung cấp cho đô thị Vĩnh Phúc
Đất phi nông nghiệp: Xu hƣớng đất ở đô thị tăng lên đáng kể, nhất là ở thời kỳ 2016 - 2020 chiếm tới 1632,21 ha, 15,22% diện tích đất tự nhiên. Cần quy hoạch ổn định các khu dân cƣ, thị trấn thị tứ để sử dụng tiết kiệm đất ở đô thị.
Đất chƣa sử dụng: Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch cần tận dụng đƣa vào khai thác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp-thủy sản. Đến 2015 còn 281,42 ha, đến 2020 đƣa vào khai thác 100% diện tích nêu trên.
4.3.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ
4.3.2.1. Phát triển theo các tiểu vùng
Tiểu vùng đồng bằng: Diện tích sẽ bị thu hẹp dần để nhƣờng chỗ cho
mở rộng phát triển đô thị Vĩnh Phúc. Đối với diện tích đất còn lại: Phƣơng hƣớng chính là chuyển dần sang phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ cao sản xuất rau quả thực phẩm sạch có giá trị kinh tế cao nhƣ: Bí đao, su su, ớt, rau, đậu các loại, trồng hoa, cây cảnh để phục vụ trực tiếp cho thị trƣờng tiêu thụ dân cƣ đô thị Vĩnh Phúc.
Tiểu vùng trung du: Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chăn nuôi gia cầm thả vƣờn, bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc.
Trên địa bàn tiểu vùng này nhờ hội tu nhiều điều kiện thuận lợi ban đầu cho phát triển các ngành công nghiệp (các yếu tố mới nhƣ mặt bằng sản xuất, điều kiện giao thông) dự kiến sẽ hình thành và phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các trung tâm đào tạo, chuyển giao công nghệ mới. Tƣơng lai tại đây sẽ là tiểu vùng phát triển năng động nhất của huyện, có khả năng lan toả kéo theo các xã khác cùng phát triển nhanh.
Tiểu vùng miền núi: Phát triển mạnh các loại cây công nghiệp, cây
ăn quả có giá trị và có thị trƣờng nhƣ đay, dứa, đậu các loại. Chăn nuôi gia cầm - thả vƣờn, gia cầm công nghiệp - tập trung với quy mô lớn, bò thịt, bò sinh sản….
Trên cơ sở phƣơng hƣớng chính của các tiểu vùng kinh tế một số dự án đƣợc triển khai đi vào hoạt động nhƣ:
Triển khai dự án trồng lúa chất lƣợng cao và các dự án trồng rau sạch ở các xã Hợp Thịnh, Vân Hội và Hoàng Lâu. Khi diện tích đất bị thu hẹp để phát triển đô thị Vĩnh Phúc sẽ tập trung chủ yếu vào sản xuất rau quả sạch có chất lƣợng cao.
Triển khai, khôi phục và phát triển dự án trồng dứa vùng đồi và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở các xã có kinh nghiệm.
Triển khai dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, nuôi trồng thuỷ sản.
4.3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo các hành lang và trên các khu vực trọng điểm kinh tế - xã hội
- Phát triển trên các khu vực, các xã khó khăn
- Phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao với cơ cấu