Một số kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.Một số kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5.1.1. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Thái Lan - Phát huy lợi thế đẩy mạnh SX, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản: Vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hƣớng chiến lƣợc ƣu tiên CNH đô thị sang chiến lƣợc vừa CNH đô thị, vừa CNH NN - NT; kết hợp giữa đẩy mạnh SX, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hƣớng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trƣờng. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kì 1988 - 1998 biến đổi theo hƣớng: Cao su, hoa quả, chăn nuôi, mía đƣờng tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tƣơng giảm mạnh.

- Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu Thái Lan chú trọng phát triển NN theo hƣớng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tƣ mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây - con có năng suất và chất lƣợng cao, tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở NT, hình thành đƣợc các ngành cơ khí NN và chế biến nông sản tƣơng đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia xuất khẩu

Để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sản ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ƣu đãi cho các nhà xuất khẩu.

1.5.1.2. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Indonesia

Đầu tƣ toàn diện cho nông nghiệp, giải quyết tốt nhu cầu lƣơng thực thực phẩm trong nƣớc: Indonesia có dân số đông nhất Đông Nam Á, nông nghiệp có vai trò sống còn đối với đất nƣớc. Nhƣng một thời gian dài (1945 - 1970), nông nghiệp chậm phát triển, hàng năm Indonesia phải nhập 1 - 2 triệu tấn lƣơng thực. Từ năm 1970, Indonesia tập trung cao độ cho sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp (SXNN) thông qua thực hiện các chính sách lớn phát triển giống, phân bón, nông dƣợc và đến năm 1984 Indonesia đã cơ bản tự túc đƣợc lƣơng thực.

Khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh, đa dạng hóa SX thông qua chính sách mở rộng tín dụng ưu đãi và phát triển dịch vụ ở NT:

Indonesia tiến hành “cải cách kinh tế vĩ mô” toàn diện, chuyển sang chiến lƣợc CNH hƣớng về xuất khẩu, thực hiện “cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp với với hai chƣơng trình rộng lớn đƣợc triển khai:

- Chƣơng trình Nhà nƣớc cung cấp vốn tín dụng với lãi suất ƣu đãi, phân bón, giống cho nông dân thông qua mạng lƣới trung gian là các tổ chức tín dụng và mua bán; phát triển hệ thống thuỷ lợi, phƣơng tiện vận chuyển, xây dựng đƣờng xá ở nông thôn và hệ thống kho chứa lƣơng thực để thu mua tại chỗ cho nông dân; khuyến khích ngƣời dân sử dụng giống mới, hƣớng dẫn quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng và đƣa cơ khí, bán cơ khí vào SXNN, loại bỏ phƣơng thức canh tác cổ truyền.

- Chƣơng trình Nhà nƣớc cấp vốn với lãi suất thông thƣờng cho những hộ nông dân có từ 5 ha canh tác trở lên, chủ yếu là các điền chủ nhỏ, để mua nguyên nhiên liệu và thiết bị phục vụ nông nghiệp. Ngƣợc lại, họ có nghĩa vụ bán thóc cho Nhà nƣớc ngoài phần thuế thu nhập phải đóng.

Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại và kinh tế tư nhân trong NN:

Nhà nƣớc còn tổ chức di dân, khai hoang mở rộng đất canh tác, phân bố lại lao động, khuyến khích tƣ bản tƣ nhân đầu tƣ phát triển đồn điền, đa dạng hóa cây công nghiệp xuất khẩu; kiến lập thị trƣờng tín dụng, buôn bán vật tƣ và nông sản trên cơ sở tổ chức hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ ở nông thôn. SXNN của Indonesia đã thu đƣợc những thành tựu to lớn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hợp lý trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 41)