5. Kết cấu của luận văn
4.1.2. Tiến bộ khoa học công nghệ
Trong khoảng thời gian này, sự phát triển của khoa học kĩ thuật vô cùng mạnh mẽ và diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và đóng vai trò quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhiều thành tựu mới trong các lĩnh vực điện tử, tin học, sinh học kinh tế tri thức là nguồn lực quan trọng để phát triển. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tam Dƣơng nói riêng có thể ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, đời sống. Để phát huy hiệu quả những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào đời sống kinh tế xã hội, cần phải quy hoạch công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao một cách phù hợp với điều kiện của huyện.
4.1.3. Thị trường trong nước
Tam Dƣơng hiện là huyện có mật độ dân số vào loại trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong tƣơng lai, cùng với quá trình phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, biến động dân số cơ học sẽ gia tăng. Đặc biệt đồ án quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến 2030 và tầm nhìn đến 2050 đƣợc thực hiện với quy mô dân số dự kiến đến 2020 là 880.000 ngƣời, năm 2030 là 1 triệu ngƣời sẽ có nhu cầu lớn về tiêu thụ hàng hóa lƣơng thực, thực phẩm, rau sạch phục vụ cho dân cƣ đô thị trực tiếp trên địa bàn Tam Dƣơng khi có hai trƣờng đại học đi vào hoạt động hàng năm sẽ thu hút 3.500 - 5.000 sinh viên đến theo học. Các khu công nghiệp đi vào hoạt động, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho lao động trên địa bàn, làm tăng thu nhập và kích thích tiêu dùng của ngƣời dân. Đồng thời, tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện cao và liên tục, thu nhập của dân cƣ trên địa bàn tăng lên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
là những yếu tố tác động tạo cầu tiêu thụ hàng hoá tại địa bàn ngày càng lớn, khuyến khích sản xuất phát triển.
Tam Dƣơng là địa bàn tiếp giáp thành phố Vĩnh Yên, có nhiều tuyến đƣờng quốc lộ để giao lƣu hàng hoá đi các tỉnh phía bắc và giao lƣu quốc tế. Có điểm lên xuống của đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào cai. Trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc của vùng Đồng bằng Sông Hồng, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Dƣơng cần tính đến khả năng hợp tác khu vực trong hoạt động giao lƣu hàng hoá, vận tải, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ. Đây là một trong những thị trƣờng có tiềm năng lớn cần đƣợc tính đến nhƣ quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn Tam Dƣơng. Ngoài nhiệm vụ sản xuất chế biến cung cấp thực phẩm đô thị Vĩnh Phúc còn có thể vƣơn tới thị trƣờng tiêu thụ là Thủ đô Hà Nội và xuất khẩu những sản phẩm chế biến từ hoa quả, gia cầm, gia súc, rau quả cao cấp...
4.1.4. Tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Dương
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020 và định hƣớng đến năm 2030 đã đƣợc trình Thủ tƣớng Chính phủ xem xét phê duyệt, Các mục tiêu, phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Dƣơng trong cùng thời kỳ cần phải quán triệt những nội dung chủ yếu sau:
- Đến năm 2015, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc. Nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; Để trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
năm 20 của thế kỷ 21. Theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 30/08/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV kỳ họp thứ 20. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tăng trƣởng GDP) của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011- 2015 từ 14-15%/năm . Cơ cấu kinh tế: Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 61-62% , dịch vụ chiếm khoảng 31-32%, nông lâm thủy sản khoảng 6,5-7%. Đến 2020, tỷ trọng dịch vụ dự báo là trên 37%, Nông - Lâm - Thuỷ sản từ 3-4%, CN-XD từ 58-60%). Hiện tại Tam Dƣơng là địa phƣơng thuộc nhóm các huyện chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, mới đạt đƣợc 2/3 mức bình quân chung của toàn tỉnh.
Do đó, yêu cầu tăng trƣởng kinh tế của huyện giai đoạn 2011 - 2020 phải đạt đƣợc mức độ tƣơng đƣơng hoặc cao hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 thì mới góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn tỉnh Vĩnh Phúc và rút ngắn đƣợc khoảng cách về trình độ phát triển giữa huyện Tam Dƣơng với các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc.
Cùng với đô thị hoá, quá trình CNH - HĐH nền kinh tế diễn ra trên địa bàn huyện với tốc độ ngày càng nhanh. Những thay đổi về không gian kinh tế xã hội, do quá trình CNH - HĐH trên địa bàn tỉnh nhƣ việc xây dựng phát triển đô thị Vĩnh Phúc và xây các tuyến đƣờng cao tốc, các KCN tập trung cũng ảnh hƣởng quan trọng đến huyện. Quá trình CNH - HĐH có tác động mạnh đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi tỷ trọng của các khu vực kinh tế trong giá trị sản xuất của huyện. Thúc đẩy sản xuất, giao lƣu hàng hoá, mở rộng dịch vụ, nâng cao đời sống nhân dân, tăng cƣờng năng lực quản lý của các cấp chính quyền. Do vậy, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện cần phải chú ý giải quyết tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hƣớng CNH - HĐH với việc phát triển nông nghiệp và nông thôn mới. Bố trí các phƣơng án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội hợp lý hiệu quả, nhất là vấn đề tiết kiệm đất sản xuất nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2. Quan điểm - Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp
4.2.1. Quan điểm
Trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện Tam Dƣơng; kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của một số quốc gia và địa phƣơng trong nƣớc. Dựa trên các kết quả phân tích từ đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện trong thời gian qua. Việc xác định một cơ cấu nông nghiệp hợp lý làm cơ sở thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KTNN và cơ cấu kinh tế chung của huyện Tam Dƣơng phải dựa trên các quan điểm và định hƣớng cơ bản sau:
- Quan điểm 1: Phải khai thác một cách có hệ thống và đa dạng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Dương
Lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện Tam Dƣơng rất đa dạng và phong phú cho việc phát triển nông nghiệp tổng hợp: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, ... Vì vậy, trong thời gian tới cần khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế kể trên để có thể phát triển mạnh và tạo sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nông nghiệp của huyện, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Việc phát triển phải đƣợc đặt trong mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ, liên kết phát triển; cần phải tính đến mối liên hệ liên vùng, quan hệ nội vùng, nghĩa là các mối quan hệ giữa các huyện, thành thị lân cận trong tỉnh và các tỉnh bạn thuộc vùng phụ cận Thủ đô và vùng trung du, miền núi phía Bắc.
- Quan điểm 2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa
Điều này cho phép giải phóng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển nông nghiệp, trƣớc hết là lao động, đất đai; khai thác tốt các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lƣợng sản xuất trong nông nghiệp của địa phƣơng; mở rộng thị trƣờng các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của tỉnh/huyện sang các địa phƣơng trong nƣớc và các nƣớc trong khu vực, trên thế giới.
- Quan điểm 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường trong yêu cầu phát triển bền vững
Quan điểm này cho thấy cần phát huy mọi nguồn lực của tỉnh và huyện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung bao gồm cả cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đảm bảo tăng trƣởng kinh tế nhanh với hiệu quả cao. Cần phát triển những ngành nông nghiệp mà huyện Tam Dƣơng có lợi thế; nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, làm tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ) theo hƣớng công nghiệp hóa. Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại giá trị gia tăng cao. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập dân cƣ, giảm nghèo và bảo vệ môi trƣờng. Khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản trên địa bàn huyện.
- Quan điểm 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Tam Dương phải đi đôi với đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và hoạch định chính sách cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của địa phương
Để khắc phục những bất cập trong phát triển nông nghiệp, cần đổi mới và hoàn thiện các chính sách quan trọng cho phát triển nông nghiệp (chính sách về đất đai, về quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh; về đào tạo nguồn nhân lực, về vốn, đầu tƣ cho phát triển ứng dụng khoa học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
công nghệ, quy hoạch phát triển các đô thị, khu công nghiệp…), nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4.2.2. Phương hướng
4.2.2.1. Về trồng trọt
Giảm dần diện tích trồng lúa để chuyển mạnh sang trồng rau màu, hoa quả thực phẩm sạch cung cấp trực tiếp cho thị trƣờng đô thị Vĩnh Phúc. Tăng giá trị sản phẩm trên một ha diện tích đất canh tác. Tập trung thâm canh, đƣa các giống lúa mới phẩm cấp chất lƣợng tốt đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ƣa chuộng và giá bán cao nhƣ thƣơng hiệu “gạo Long Trì”. Từng bƣớc giảm dần các giống lúa chất lƣợng gạo thấp, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh kém. Mạnh dạn gieo trồng các giống ngô lai đơn có triển vọng năng suất đột phá. Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc đƣa các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, rau màu thực phẩm có chất lƣợng cao vào trồng trọt tại huyện
Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc vùng đồi gò nhƣ trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng cỏ chăn nuôi gia súc, cây ăn quả. . Cải tạo trồng bổ sung thay thế các giống cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao, đƣợc thị trƣờng tiêu thụ mạnh nhƣ giống bƣởi Diễn, mít Thái, xoài Úc, Đài loan, nhãn vải chín trái vụ...vào trồng thay thế các giống cây ăn quả truyền thống ở huyện Tam Dƣơng.
Xây dựng các vùng trồng trọt kĩ thuật cao, vùng chuyên canh rau quả sạch nhƣ su su, bí đỏ, dƣa chuột, bí xanh tập trung ở các xã Vân Hội, Hoàng Lâu, An Hoà, Kim Long, Duy Phiên, Hợp Hoà . Mở rộng diện tích trồng trọt rau màu hoa quả cao cấp sang các khu vực còn lại phù hợp với nhu cầu thị trƣờng tiêu thu khi đô thị Vĩnh Phúc phát triển tăng quy mô dân số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với lợi thế vùng đồi gò, diện tích đất cho sản xuất chăn nuôi lớn, huyện Tam Dƣơng hiện có 150 trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, sản xuất tập trung và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ. Sản lƣợng gia cầm của Tam Dƣơng lớn nhất tỉnh, năm 2009 chiếm gần 40% sản lƣợng gia cầm chăn nuôi của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Giai đoạn (2011-2015), Tam Dƣơng vẫn xác định chăn nuôi là ngành quan trọng mũi nhọn trong cơ cấu nông, lâm nghiệp thuỷ sản của huyện. Trong đó xác định con nuôi chính là gà, lợn và bò. Phấn đấu đến 2015 tỷ lệ bò lai sim đạt 100%, số lƣợng gia cầm ổn định ở mức 2,0-2,5 triệu con. Khuyến khích phát triển chăn nuôi các con đặc sản lợn rừng lai, gà sao, gà lôi vào sản xuất trang trại, các khu vực đồi gò. Phấn đấu đến 2015 tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi thủy sản chiếm khoảng 65% tổng giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản của huyện.
4.2.2.3. Về thuỷ sản
Tam Dƣơng là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản nhỏ, toàn huyện có khoảng trên 200ha diện tích mặt nƣớc: Bao gồm các hồ đập thủy lợi, các ao nhỏ, diện tích đất trũng đang trồng lúa năng suất thấp. Diện tích trên đang đƣợc các hộ tƣ nhân nuôi thả, khai thác quảng canh với các giống cá địa phƣơng năng suất thấp và giá trị kinh tế không cao. Giải pháp phát triển thủy sản của Tam Dƣơng trong thời kỳ quy hoạch là: Thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa bấp bênh không ăn chắc sang lúa - cá, hoặc chuyên nuôi trồng thuỷ sản, ở các xã Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiên và An Hoà trong hệ thống kênh Nhị Hoàng. Mạnh dạn áp dụng phƣơng thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, đƣa các giống thủy sản có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng, khai thác. Dự kiến sản lƣợng cá và thuỷ sản khác hàng năm có thể đạt 750 tấn vào năm 2015, 1.200 tấn vào năm 2020 và 2.000 tấn vào năm 2030.
4.2.2.4. Lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bàn huyện. Quản lý khai thác và trồng mới tái tạo để nâng độ che phủ chống xói mòn đất. Thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng đúng mục đích trồng rừng trên địa bàn. Phấn đấu trồng rừng để nâng độ che phủ diện tích cây lâm nghiệp, cây ăn quả trên địa bàn 2015 đạt mức 50%, đến 2020 đạt mức 75% diện tích cần che phủ.
4.2.3. Mục tiêu
Căn cứ vào các khả năng, nguồn lực, điều kiện cụ thể của Huyện và phƣơng hƣớng phát triển chung của nền kinh tế; căn cứ vào dự báo nhu cầu của thị trƣờng, mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới của huyện Tam Dƣơng đƣợc xác định nhƣ sau:
Giai đoạn 2011- 2015: Cơ cấu Nông nghiệp - Thuỷ sản chiếm tỉ trọng 16% cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản trên địa bàn đạt 7,2%/năm (Trong đó: trồng trọt chiếm 25,8%, chăn nuôi chiếm 74%, thủy sản chiếm 1,2%)
Giai đoạn 2016- 2020: Cơ cấu Nông nghiệp - Thuỷ sản chiếm tỉ trọng