- Sản xuất lương thự cở Việt Nam
5. nhiễm môi trường
5.1 KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG5.1.1 Khái niệm 5.1.1 Khái niệm
Theo Lê Trình và các tác giả (1992), “Sự ô nhiễm (hay còn gọi là sự nhiễm bẩn) là sự thay đổi chất lượng môi trường về những tính chất vật lý, hóa học và sinh học (của đất, nước và không khí) mà có thể ngay từ bây giờ hoặc trong tương lai sẽ có tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân con người, của các động, thực vật và vi sinh vật bảo đảm nhu cầu sống cho con người, ảnh hưởng đến nhiều quá trình khác nhau của sự sản xuất, đến các điều kiện sinh sống và các tài sản văn hóa, hủy hoại hoặc làm tổn thất các nguồn tài nguyên dự trữ của chúng ta”.
Sự ô nhiễm là quá trình chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến vật liệu và sự phát triển của sinh vật.
Theo định nghĩa trên, các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải có thể ở dạng khí, lỏng và rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân sinh học và các dạng năng lượng (như nhiệt, bức xạ…).Trong môi trường tự nhiên luôn có các tác nhân này, tuy nhiên, môi trường chỉ được gọi là bị ô nhiễm nếu hàm lượng hoặc nồng độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. (Lê Trình và các tác giả, 1992)
5.1.2 Nguồn gây ô nhiễm và các dạng ô nhiễm
Ô nhiễm có thể xảy ra thường xuyên hay tức thời do sự cố. Thông thường nguồn gây ô nhiễm được phân thành:
- Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất và lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Các nguồn điểm chủ yếu là ống khói nhà máy, cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tàu dầu…Nguồn điểm gây ô nhiễm thông thường là nguồn cố định.
- Nguồn không có điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất và lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm. Ví dụ: nước mưa chảy tràn qua đương phố đổ vào sông rạch gây ô nhiễm, mưa “acid”…
Các dạng ô nhiễm:
Xuất phát từ quan điểm giải quyết toàn bộ vấn đề ô nhiễm (tức xuất phát từ quan điểm sinh thái) cần thiết phải phân biệt được hai dạng ô nhiễm cơ bản:
- Dạng thứ nhất là ô nhiễm do những chất không bị phân hủy hoặc khó bị phân hủy bởi các quá trình tự nhiên (còn gọi là các quá trình sinh học), ví dụ: vỏ đồ hộp, các muối thủy ngân, hợp chất phenol mạch dài, DDT, cao su…Đối với những dạng vật chất này (không bị phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên) thì không có quá trình tự nhiên nào có thể phân hủy được chúng kịp với tốc độ mà chúng được đưa
vào trong môi trường tự nhiên. Những dạng vật chất này tích lũy trong môi trường và thường còn gia tăng ảnh hưởng khi đi theo các chuỗi thức ăn vào quá trình sinh - địa – hóa. Ngoài ra, chúng còn có thể kết hợp với các chất khác tồn tại trong môi trường tạo nên các chất độc.
Cách duy nhất để có thể giải quyết hết các chất gây ô nhiễm này là là đầu tư kinh phí để thu hồi hoặc loại bỏ chúng ra khỏi môi trường (hệ sinh thái tự nhiên). Trên thực tế có nhiều chất mà việc thu hồi, thanh lọc chúng ra khỏi sinh quyển là không thể thực hiện được. Do vậy, cách giải quyết hợp lý là cấm thải bỏ vào môi trường hoặc phải kiểm soát để giảm bớt mức độ độc hại hoặc chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất các chất liệu đó – có nghĩa là tìm các chất thay thế dễ bị phân hủy.
- Dạng thứ hai là các yếu tố gây ô nhiễm dễ bị phân hủy bằng các quá trình sinh học như nước thải dân dụng (chúng dễ dàng bị phân hủy bằng các quá trình tự nhiên hoặc trong các hệ thống xử lý nước – nơi mà các quá trình phân hủy và tái sinh được tăng cường). Nói các khác, dạng ô nhiễm này bao gồm các chất mà ở chúng tồn tại những cơ chế biến đổi tự nhiên. Nhiệt hoặc các dạng năng lượng cũng có thể liệt vào nhóm này bởi vì chúng có thể bị phát tán bằng con đường tự nhiên.
Khác với sự ô nhiễm gây ra do các tác nhân bền vững, vấn đề xử lý ô nhiễm gây ra do các tác nhân dễ bị phân hủy có thể được giải quyết bằng cách phối hợp giữa cách xử lý kỹ thuật cùng với cách xử lý sinh học trong những khu vực bán tự nhiên.
5.1.3 Hậu quả của sự ô nhiễm
Theo Nguyễn Đình Khoa (1987), sự ô nhiễm môi trường đưa đến hậu quả là: - Trực tiếp gây hại cho sức khỏe con người
- Tác hại đến vật liệu và những hoạt động thực tiễn phục vụ đời sống - Tác hại đến hệ sinh thái tự nhiên
Tác hại của sự ô nhiễm, do vậy, có thể được định mức bằng 3 yếu tố mà tất cả đều là gánh nặng ngày càng trở nên khủng khiếp đối với xã hội loài người:
a. Nguồn tài nguyên bị mất mát do sử dụng phí phạm, làm cho lượng chất thải quá lớn vượt quá khả năng dung nạp của môi trường tự nhiên
b. Mức đầu tư nhằm phòng ngừa ô nhiễm và thanh lọc môi trường, ví dụ: chí phí để xử lý nước thải, rác thải, hạn chế ô nhiễm không khí do giao thông vận tải…bao gồm cả chi phí để đổi mới công nghệ
c. Gây hại đến sức khỏe con người (nhận thức đầy đủ khía cạnh này khi đánh giá sự ô nhiễm có thể sẽ góp phần lớn hơn vào việc hạn chế bản chất ích kỷ của con người thường dễ bị che khuất bởi những lợi ích trước mắt mang tính cục bộ địa phương)
5.1.4 Kiểm soát ô nhiễm
Theo Nguyễn Đình Khoa (1987), để ngăn ngừa và giải quyết các hậu quả của sự ô nhiễm, cần thiết phải thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm. Kiểm soát ô nhiễm bao gồm tất cả các biện pháp và kỹ thuật nhằm giảm đến mức cho phép hàm lượng tác nhân gây ô nhiễm.
Thông thường có 3 khả năng để giải quyết các chất thải: - Đổ bừa chất thải vào nơi thuận lợi mà không xử lý
- Thu hồi và xử lý chúng trong giới hạn vùng xử lý chất thải (nơi có thể thiết lập các hệ sinh thái bán tự nhiên)
Cách thứ nhất đã vàđang là cách giải quyết chất thải chủ yếu ở khắp nơi. Đây là vấn đề thực tế không thể kéo dài được nữa. Cách thứ hai là biện pháp kinh tế để tránh được sự ô nhiễm do những chất có độc tính không cao nhưng có khối lượng lớn mà trong tình hình hiện nay đã làm giảm không gian sinh sống và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cách thứ ba là biện pháp đắc nhất và phức tạp nhất về kỹ thuật. Đối với một số loại chất phế thải, nhất là từ các khu công nghiệp tập trung, cần thiết phải áp dụng biện pháp này.
Cần chú ý rằng hiệu quả của các biện pháp nhằm giảm bớt tác hại của sự ô nhiễm không phải chỉ tùy thuộc vào cách xử lý và kiểm soát mà còn tùy thuộc vào sự theo dõi đầy đủ và kiểm tra một cách hữu hiệu trạng thái tổng thể của môi trường chung quanh để có thể biết một cách chính xác là khi nào vàở đâu cần thiết phải áp dụng những biện pháp nào là thích hợp. Sự kiểm soát này có thể được thực hiện theo 2 cách chính: - Đo trực tiếp nồng độ các chất gây ô nhiễm, ví dụ: nồng độ SO2, NO2, CO…trong không khí, hoặc là các chất “chìa khóa” - ví dụ: O2mà khi môi trường bị ô nhiễm thì hàm lượng của chúng bị giảm sút.
- Sử dụng các chỉ số sinh học mà thông thường rất đa dạng, ví dụ như xác định nhu cầu oxy sinh học (BOD) hay sử dụng các loài sinh vật chỉ thị khi môi trường bị ô nhiễm. Để giữ gìn môi trường được trong lành, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiiêu chuẩn chất lượng môi trường là giới hạn hoặc nồng độ tối đa các tác nhân gây ô nhiễm được cho phép trong từng vùng cụ thể. Khi nồng độ hoặc giới hạn của các tác nhân gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn, môi trường tại đó được xem là bị ô nhiễm mặc dù chưa có bằng chứng về tác hại của tác nhân gây ô nhiễm. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không giống nhau ở mọi nơi, theo mọi mục đích sử dụng, ví dụ: tiêu chuẩn chất lượng nước khác nhau giữa nước sinh hoạt, nước thủy sản, nước tưới nông nghiệp…hay tiêu chuẩn chất lượng không khí khác nhau giữa khu dân cư và khu sản xuất…
5.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC5.2.1 Khái niệm 5.2.1 Khái niệm
Nước bị ô nhiễm khi thành phần bị biến đổi và trở thành không thích hợp trong sử dụng dù ở bất kỳ trạng thái nào khác biệt với trạng thái tự nhiên ban đầu.Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước do sự có mặt của các chất lạ ở thể lỏng, thể khí hay thể rắn và làm cho nước trở thành độc hại hoặc gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng và ảnh hưởng đến các hoạt động khác (sản xuất công nông nghiệp, sinh hoạt gia đình, hoạt động thể thao…).
Như vậy, nước được coi là bị ô nhiễm kể cả trường hợp do sự phát triển quá mức của một số loài sinh vật có trong thành phần tự nhiên của nước. Ngoài ra, ô nhiễm nước còn bao gồm cả trường hợp thay đổi nhiệt độ của nước liên quan đến vấn đề tập trung các nguồn nước thải mang nhiệt.
5.2.2 Các nguồn gây ô nhiễm nước đáng lưuý
Có nhiều loại nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm mà hầu hết là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Theo Lê Trình và các tác giả (1992), đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm có thể tóm tắt như sau: