Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 81 - 82)

- Sản xuất lương thự cở Việt Nam

b. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa

Theo Trần Hiếu Nhuệ, công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình phát triển kinh tế xã hội của loài người (dẫn theo Nguyễn Trọng Nho, 1999). Cả hai quá trình này được xem như là khía cạnh quan trọng của sự vận động đi lên của xã hội (Lê Thị Thanh Mai, 2002).

• “Đô thị“ đề cập đến một vùng có mật độ dân cư đủ cao làm cư dân đô thị không thể sản xuất lương thực - thực phẩm cho chính họ. Điều này có nghĩa đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, với lao động phi nông nghiệp, có điều kiện tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ của nền văn minh. Trên cơ sở này, đô thị hóa có thể hiểu một cách khái quát là quá trình hình thành và phát triển các thành phố (Tống Văn Đường và các tác giả, 1997)

• Công nghiệp hóa đề cập đến tiến trình gia tăng tỷ lệ của dân số sống trong các đô thị và vùng ngoại ô của đô thị. Đây là quá trình chuyển từ nền kinh tế từ sản xuất thủ công, lạc hậu sang sản xuất bằng thiết bị với trìnhđộ kỹ thuật và công nghệ được cải thiện. Cần phân biệt đô thị và đô thị hoá. Đối với xã hội nông nghiệp, sự dư thừa về sản phẩm quá bé chỉ cho phép một tỷ lệ không đáng kể cư dân của nó sống trong các đô thị. Cho đến cách đây khoảng 200 năm, tỷ lệ này chỉ vào khoảng 5% tổngdân số. Điều này có nghĩa có đô thị nhưng chưa có đô thị hóa (www.faculty.fairfield.edu). Khi các

nguồn năng lượng được sử dụng để tăng quá trình sản xuất (công nghiệp hóa), sự thặng dư sản phẩm cả về nông nghiệp lẫn công nghiệp được tăng lên. Tỷ lệ dấn số sống ở đô thị ngày càng tăng. Dưới tác động kinh tế như vậy, các đô thị trở thành các địa điểm lý tưởng để xây dựng các nhà máy và sinh sống cho công nhân. Do vậy, có sự liên quan chặt chẽ giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa. Một trong những vấn đề nổi bật của sự phát triển thế giới này nay là sự gia tăng nhanh chóng số lượng và quy mô các đô thị. Tiến trìnhđô thị hóa là một khái niệm rộng bao hàm cả vấn đề di dân giữa nông thôn – đô thị. Trong khái niệm đô thị hóa, việc hiểu thế nào là một thành phố/ đô thị cho phép xác định đầy đủ hơn dân số thành thị và nông thôn, và làm chỉ tiêu có thể so sánh giữa các quốc gia với nhau. Do trình độ phát triển khác nhau mà mỗi quốc gia đưa ra một cách tương đối các thước đo định tính và định lượng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia để phân biệt thành thị và nông thôn. Theo Tống Văn Đường và các tác giả (1997), có 5 tiêu thức định tính tương đối thống nhất sau:

• Vùng lãnh thổ được hình thành dođiều kiện địa lý, bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế- chính trị cụ thể

• Quy mô dân số (phải bảo đảm ở mức tối thiểu cần thiết) • Bộ máy hành chính cần thiết

• Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật (đường sá, hệ thống cấp thoát nước, điện, mạng lưới thông tin, trường học, bệnh viện…)

• Hoạt động kinhtế phi nông nghiệp chiếm ưu thế (biểu hiện qua tỷ lệ dân số lao động phi nông nghiệp trên tổng số dân)

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)