Nước có thể bị ô nhiễm bởi nhiều thành phần hóa học vô cơ khác nhau.
●Acid và base vô cơ: Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các acid vô cơ hoặc kiềm, chúng có thể gây tác hại mạnh đối với môi trường do sự phá hoại hệ đệm tự nhiên và làm thay đổi pH bình thường của nước. Trong thực tế có nhiều loại nước thải mang tính kiềm có pH lên đến 12 như nước thải từ các nhà máy hóa chất mang tính kiềm, nhà máy thuộc da,…Ngược lại, cũng có loại nước thải có tính acid với pH = 4 như nước thải từ các nhà máy sản xuất pin, ắc-quy hoặc từ các nhà máy sản xuất các loại hóa chất mang tính acid…
Nước thải có tính acid làm môi trường có tính ăn mòn đối với các công trình xây dựng (cầu, cống…) nhất là khi pH giảm xuống dưới 5. Nước thải mang tính acid hoặc kiềm đều gây hại các sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và huỷ hoại môi trường sống của các thủy sinh vật nói chung.
● Các muối vô cơ hoà tan: Các muối chlorua, sulphat, nitrat, bicarbonat và phosphat của các kim loại Na, K, Ca, Mg, Fe và Mn những muối hòa tan thường gặp nhất trong nước sông và nước thải. Tuy nhiên, ở nồng độ cao chúng sẽ gây ô nhiễm do chuyển nước ngọt thành nước mặn không thích hợp đối với nhiều thủy sinh vật nước ngọt. Các muối bicarbonat, sulphat và chlorua của Ca và Mg làm nước trở nên “cứng”, gây bất lợi cho nhiều quá trình công nghiệp khi sử dụng nguồn nước này. Những loại muối này còn gây nên hiện tượng ăn mòn các thiết bị, các kết cấu kim loại hoặc béton làm việc trong nước, đặc biệt là các muối sulphat do có thể bị chuyển hóa thành acid sulphuric.
● Các muối vô cơ không tan: Nhiều chất vô cơ không tan trong nước và có tính trơ như các hạt sét, thạch cao, carbonat canci…đôi khi có mặt trong nước thải của một số nhà máy (nhà máy gốm, sứ, sản xuất giấy…). Khi được thải ra các nguồn nước, các chất thải này làm tăng lượng chất rắn lơ lửng và tăng độ đục làm suy giảm chất lượng nước.
● Kim loại nặng: Trong nước thải công nghiệp thường chứa nhiều kim loại nặng có
độc tính rất cao như cadmi, crom, selen, niken, asen, chì, thủy ngân…, là các tác nhân gây hại đến nguồn lợi thủy sinh và sức khỏe con người ngay ở nồng độ thấp.
Bảng 47. Các kim loại nặng thường có trong nước thải
Nguyên tố Nguồn thải Tác động đến cơ thể
As Công nghiệp thuộc da,
sành sứ, sản xuất hóa chất và thuốc trừ sâu,
Giảm sự ngon miệng, gây hội chứng dạ dày và các bệnh ngoài da. Có khả năng gây ung thư.
luyện kim…
Cd Công nghiệp luyện kim,
lọc dầu, khai khoáng, mạ kim loại…
Rối loạn vai trò hóa sinh của enzym, gây cao huyết áp, hư thận, phá hủy hồng cầu. Có độc tính với thủy sinh vật.
Cr Công nghiệp nhuộm len,
mạ kim loại, thuộc da, đồ gốm và sản xuất chất nổ…
Cr6+ độc đối với đọng thực vật. Gây ung thư đối với con người.
Pb Công nghiệp mỏ, than
đá, sản xuất acquy, xăng dầu…
Tác động đến tủy xương, máu, thận, hệ enzym liên quan đến tạo máu (liên kết với Fe trong hồng cầu), hệ thần kinh (phá hủy Cholinesterase), giảm trí thông minh.
Cu Hoạt động khai khoáng, mạ kim loại, hóa chất bảo vệ thực vật…
Độc, gây thiếu máu, các bệnh về thận, rối loạn thần kinh.
Mm Hoạt đông khai khoáng, sản xuất pin, đốt than đá
Cần thiết ở nồng độ thấp nhưng đôc ở nồng độ cao.
Hg Công nghiệp luyện kim,
sản xuất đền huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật…
Cực độc đối với động thực vật
(Nguồn: Trần Thị Hạnh, 1998-dẫn theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002; Trần Yêm và các tác giả, 1998)
Khi đề cập đến tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước cần phải chú ý đến các dạng hóa chất được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp là nhóm hóa chất bảo vệ thực vật và nhóm phân bón hóa học do tác hại của chúng. Các hóa chất này được sử dụng rộng rãi trong hoạt động nông nghiệp gây ô nhiễm đất rồi theo nước chảy tràn mặt đất gây ô nhiễm các thủy vực.
c. Tác nhân sinh học
Theo Đào Ngọc Phong (1979), nước bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học (ô nhiễm về mặt sinh học) gây ra bởi các virus, vi khuẩn, các động vật đơn bào, các loại giun ký sinh,…hoặc bất kỳ loài động thực vật nào mà nếu sự phát triển quá mức sẽ có gây ảnh hưởng bất lợi. Nguyên nhân thông thường là nước thải chứa mầm sinh vật gây bệnh hoặc có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho thủy sinh vật phát triển mạnh trong môi trường nước tự nhiên. Những tác nhân sinh học chính làm ô nhiễm nước có thể xếp thành 4 nhóm:
- Virus: Thông thường, trong nước thải và nước bị ô nhiễm có các virus (siêu vikhuẩn) đường ruột như các siêu vi khuẩn bại liệt, siêu vi khuẩn gây bệnh viêm