- Sản xuất lương thự cở Việt Nam
c. thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay
Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa trên thế giới là trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại và theo đó là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tiến trình công nghiệp hóa trên thế giới gắn liền với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trước thế kỷ XVIII đã xuất hiện nhiều thành tựu có ý nghĩa như sử dụng thuốc nổ trong khai khoáng, áp dụng cơ chế đòn bẩy, sử dụng máy bơm…Những thành tựu này đã làm biến đổi đáng kể nền sản xuất xã hội nhưng trên thực tế vẫn là phương pháp thủ công. Năng suất lao động có tăng nhưng chưa có những biến đổi nhảy vọt về chất và lượng. Từ nửa sau thế kỷ thứ XVIII, các cuộc cách mạng than và thép, cách mạng điện và động cơ diesel đã làm thay đổi quan trọng về năng suất và sản lượng công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào những thập niên cuối thế kỷ XX ở các ngành hóa tổng hợp, điện tử, viễn thông, tự động hóa và công nghệ sinh học đã tạo điều kiện thuận lợi để các nước trên thế giới thực hiện công nghiệp hóa.
Cùng với công nghiệp hóa, trào lưu đô thị hóa rộng lớn ở quy mô thế giới chỉ bắt đầu từ thế kỷ XIX. Năm 1975, chỉ khoảng 1/3 dân số thế giới sống ở đô thị. Dự đoán đến năm 2025, tỷ lệ này sẽ tăng đến 2/3 dân số thế giới. Xu thế chung là các thành phố lớn càng được xây dựng lớn hơn và trở thành siêu đô thị do tăng dân số và mở rộng diện tích. Tuy nhiên sự đô thị hóa gia tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nhiều thành phố đã có trên 10 triệu dân như Bắc Kinh, Thượng Hải, Bangkok, Manila, Mexico, …; đặc biệt là Tokyo (27 triệu dân), Sao-Paulo (16,4 triệu), Bombay (15 triệu).
Bảng 19. Gia tăng dân số đô thị thế giới
người) cầu Đầu thế kỷ XIX Đầu thế kỷ XX Năm 1990 Năm 2001 29,3 224,4 2.234 2.925 3,0 13,6 42,6 46,5 (Nguồn: Lê Thị Thanh Mai, 2002;http://www.demographia.com/db-intlua- area2000.htm)
Theo báo cáo của Ủy ban dân số Liên hiệp quốc năm 2007, tính đến 2003 48% dân số thế giới sống ở các đô thi(http://www.edcnews.se/Research/
PopUrbanUN2003.html). Con số này sẽ vượt mức 50% vào năm 2007, đánh dấu lần đầu tiên dân số đô thị lớn hơn dân số nông thôn. Báo cáo dự đoán rằng dân số đô thị sẽ tăng 3 tỷ năm 2003 lên đến 5 tỷ năm 2030 và dân số nông thôn sẽ giảm từ 3,3 tỷ xuống còn 3,2 tỷ trong cùng thời gian này. Tỷ lệ dân số sống trong các siêu đô thị (Megacity- với dân số từ 10 triệu dân trở lên) vào khoảng 4% và sẽ không gia tăng (cho đến năm 2015 vẫn không vượt quá 5%). Năm 2003, 25% dân số thế giới và ½ dân số đô thị sống trong các thành phố ít hơn 500.000 nghìn dân và xu hướng phát triển của các đô thị là duy trì dân số ở mức này. Báo cáo dự đoán rằng trong thập niên đến Tokyo vẫn là đô thị đông dân nhất trên thế giới với dân số gia tăng từ 35 triệu năm 2003 lên đến 36 triệu năm 2015. Xếp thứ hai và thứ ba là hai thành phố của Ấn Độ, lần lượt là Mumbai với 22,6 triệu dân và New Deli với 20,9 triệu người. Tiếp theo là Mexixo với 20,6 và Sao Paulo với 20 triệu dân.
Sự phát triển mạnh của các siêu đô thị dẫn đến một số vấn đề cả về môi trường cả tự nhiên lẫn xã hội:
• Mật độ dân số tăng cao
• Nhu cầu về diện tích xây dựng tăng, giảm diện tích cây xanh và khoảng không gian theo đầu người
• Tắc nghẽn giao thông
• Ô nhiễm môi trường do khói bụi, nước thải, rác thải, nhiệt và tiếng ồn gây hậu quả đến sức khỏe cư dân đô thị
• Thiếu hụt nguồn nước sạch
• Phân hóa về thu nhập dẫn đến các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, trộm cướp, người ăn xin…
Dần dần các hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị hoàn toàn mất khả năng tự điều chỉnh dẫn đến chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp. Do vậy, xu hương hiện nay là hạn chế sự phát triển của các siêu đô thị. Ngày nay đang có xu thế giải tỏa bớt sự quá tải trong nội thành bằng cách phát triển các thành phố vệ tinh, xây dựng các thành phố vừa và nhỏ gần các vùng nguyên liệu sản xuất hoặc các vùng có vị trí thuận lợi về giao thông và xây dựng các thành phố “vườn” (đưa “rừng” vào đô thị).
3.2 Nhu cầu nâng cao (nhu cầu về đời sống văn hóa – xã hội)
Các nhu cầu về đời sống văn hóa xã hội của con người rất phức tạp và có mối liên quan lẫn nhau. Tùy thuộc quan điểm, các tác giả xem xét nhu cầu này theo các khía cạnh khác nhau như nhu cầu về văn hóa, nhu cầu học tập, nhu cầu thông tin, nhu cầu về quan hệ xã hội, nhu cầu về du lịch, thể thao và giải trí…
Văn hóa đặc trưng cho đời sống con người. Theo UNESCO, văn hóa bao gồm tổng thể các đặc trưng - diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng (gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia…). Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả lối sống, những hệ thống giá trị, truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng…Con người là chủ thể của văn hóa và văn hóa góp phần tạo nên môi trường sống của con người, tạo ra thế ứng xử của con người trong quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Văn hóa là nhân tố nội sinh của sự phát triển. Trong văn hóa, hệ tư tưởng luôn đóng vai trò quyết định vì vậy văn hóa có tính giai cấp. Văn hóa, do vậy, vừa có tính truyền thống vừa thay đổi theo các giai đoạn lịch sử. Trong văn hóa, nhân tố hàng đầu là sự
hiểu biết. Nhưng hiểu biết chưa phải là văn hóa. Văn hóa là sự hiểu biết được sử dụng
làm nền tảng và định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động của mỗi dân tộc và các thành viên vươn đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với môi trường xã hội và tự nhiên (Nguyễn Trọng Nho, 1999).
Con người luôn có nhu cầu về sự hiểu biết, có nhu cầu về văn hóa. Để thỏa mãn nhu cầu này hàng loạt các hoạt động khác nhau của con người được thực hiện, đặc biệt ở quy mô cộng đồng. Thông qua đó con người đã tácđộng đến môi trường, làm biến đổi môi trường.
3.2.2 Nhu cầu quan hệxã hội
Quan hệ xã hội của con người rất phức tạp. Khái quát có thể phân chia các quan hệ xã hội của con người thành 3 nhóm quan hệ:
- Quan hệ huyết thống: đó là quan hệ gia đình (giađình hạt nhân và gia đình mở rộng) và gia tộc (họ hàng). Các quan hệnày rất đa dạng và thường nghiêng về mặt tình cảm. - Quan hệ cùng nơi cư trú: bao gồm quan hệ láng giềng, đồng hương, đồng bào và nhân loại.
- Quan hệ cùng lợi ích: bao gồm các dạng quan hệ như cùng chí hướng, cùng giới tính, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp…
Con người sống thành xã hội do vậy con người cần có những quan hệ này. Điều này có nghĩa con người luôn có nhu cầu về các quan hệ xã hội. Việc thỏa mãn các nhu cầu này, xét trên quy mô xã hội, luôn có mối liên quan đến các phương tiện vật chất. Với đời sống ngày càng được nâng cao, tác động đến môi trường sẽ gia tăng theo sự gia tăng về nhu cầu quan hệ xã hội.
3.2.3 Các nhu cầu về giải trí, thể thao, du lịch…
Trong thời đại ngày nay vui chơi, du lịch, thể thao…là những nhu cầu tất yếu của con người. Việc thỏa mãn các nhu cầu này tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Xét trên quy mô xã hội, việc thỏa mãn các nhu cầu này luôn cần đến phương tiện vật chất. Thông qua đó, việc thỏa mãn các nhu cầu này sẽ có tác động nhiều mặt đến con người về môi trường, về kinh tế, về phát triển xã hội.