Mối liên hệ giữa dân số, khai thác – sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường 1 Khái quát về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 84 - 85)

- Sản xuất lương thự cở Việt Nam

4. Mối liên hệ giữa dân số, khai thác – sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường 1 Khái quát về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

4.1 Khái quát về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên

4.1.1 Tài nguyên và các khái niệm vè tài ngyên

Có nhiều khái niệm về tài nguyên như khái niệm của Lê Huy Bá và Võ Đình Long (2001), khái niệm theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), khái niệm theo Michael L. Mac.Kinney (2003)…Có thể hiểu tài nguyên là tất cả các dạng vật chất hữu dụng cho

con người và sinh vật. Cácdạng vật chất này cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu và năng lượng, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu cầu phát triển của con người.

Tài nguyên thiên nhiên thường được định nghĩa là tất cả những gì đạt được từ môi trường tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người (Nguyễn Đình Khoa, 1987).

Tài nguyên là một phần của các thành phần môi trường cần thiết cho cuộc sống, ví dụ: rừng, đất, nguồn nước, không khí, các loài động thực vật… Các dạng vật chất có trong môi trường nhưng không hữu dụng và ngược lại, cóthể gây tác hại cho sự sống thì không được gọi là tài nguyên. Một vài loại tài nguyên như không khí và các loài sinh vật phát triển tự nhiên thích hợp cho ăn uống của con người là có thể sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên phần lớn tài nguyên như dầu mỏ, nước ngầm, khoáng sản …là không thể sử dụng trực tiếp; chúng trở thành tài nguyên như là kết quả của trí tuệ con người- ứng dụng khoa học-kỹ thuật để tìm kiếm, thu nhận và biến đổi chúng thành dạng có thể sử dụng. Cũng có ý kiến cho rằng phần tài nguyên thiên nhiên nguyên khai chưa hề có tác động của con người được gọi là tài nguyên tiềm tàng và phần tài nguyên đã bị con người tác động vào được gọi là nguồn lợi.

Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), mỗi loại tài nguyên có đặc điểm riêng nhưng có hai thuộc tính chung:

- Tài nguyên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất và trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên (có thể xem đây là sự ưu đãi của tự nhiên với từng vùng lãnh thổ, từng quốc gia).

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài của tự nhiên và lịch sử

Chính hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi thế phát triển của các quốc gia giàu tài nguyên.

4.1.2 Phân loại tài nguyên

Có thể xem xét tài nguyên theo nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay đã có nhiều hệ thống phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng phục hồi (tái tạo), theo trữ lượng, theo chất lượng, theo công dụng…Tuy nhiên sự phân loại chỉ có tính tương đối do tính đa dạng và đa dụng của tài nguyên.

Theo Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu và Võ Đình Long (2002), tài nguyên có thể được phân loại như sau:

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)