- Nguyên tắc 3: Tạo lập và gìn giữ các không gian xan hở trong đô thị đồng thời tôn tạo cáchệ sinh thái tự nhiên,đặc biệt là rừng bên cạnh các khu đô thị.
5.3 Quản lý môi trường.
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2001), vẫn chưa có một thuật ngữ định nghĩa thống nhất về môi trường. Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm 2 nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp,
khu vực dân cư về môi trường. Có thể định nghĩa tóm tắt: “Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng đến phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường cần được thực hiện ở mọi quy mô.
Mục tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển kinh tế xã hội tạo ra tiềm lực kinh tế để bảo vệ môi trường, bảo về môi trường tạo ra các tiềm năng tự nhiên và xã hội mới cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ưu tiên của từng quốc gia, mục tiêu quản lý môi trường có thể thay đổi theo thời gian và có những ưu tiên riêng đối với mỗi quốc gia.