Những thách thức chính trị

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 112)

- Nguyên tắc 3: Tạo lập và gìn giữ các không gian xan hở trong đô thị đồng thời tôn tạo cáchệ sinh thái tự nhiên,đặc biệt là rừng bên cạnh các khu đô thị.

5.2.1 Những thách thức chính trị

Về cơ bản, phát triển bền vững mang tính chất chính trị vì nó trở thành mục tiêu của sự phát triển. Vấn đề nằm ở chỗ các nhà môi trường không phải là nhà chính trị trong khi các vấn đề môi trường và phát triển bền vững luôn mang tính chất chính trị. Đây là nguồn gốc của mọi sự trục trặc. Do liên quan chặt chẽ với chính trị nên trong bốicảnh xã hội hiện đại đã xuất hiện 2 quan điểm đối lập:

Quan điểm “phi chính trị hóa môi trường”: Nhiều người cố gắng đặt vấn đề môi trường tách khỏi vấn đề chính trị. Quan điểm này đã từ chối quan niệm phát triển bền vững, không xem môi trường là một bộ phận của phát triển và không thể tách rời sự sống còn của cộng đồng.

Quan điểm “xanh hóa chính trị”: Quan điểm này cho rằng các chiến lược phát triển ngành, phát triển vùng, phát triển quốc gia đều cần được cân nhắc về mặt môi trường; do vậy lĩnh vự chính trị có liên quan đến vấn đề sử dụng tài nguyên và phát triển. Do vậy, mọi chính sách, kế hoạch, quy hoạch đều phải được thẩm định về mặt môi trường

(xanh hóa, với công cụ Phương pháp đánh giá môi trường chiến lược – Strategic Environmental Assessment - SEA). Đây là quan điểm tích cực nhưng cũng đặt ra thử thách mới đó là đòi hỏi các nhà lập chính sách phải có kiến thức môi trường vững vàng (“đào tạo quan trí”). Sự thiếu hụt tri thức cần thiết về môi trường của các nhà lập chính sách sẽ dẫn đến các khả năng:

- Việc đánh giá môi trường chiến lược sẽ bị bỏ qua hoặc làm chiếu lệ,

- Các chính sách, kế hoạch, quy hoạch sẽ không được thực thi vì không vượt qua khâu thẩm định môi trường.

Cả hai khả năng đều gây ra những khó khăn cho các nước đang phát triển, làm chậm trễ quá trình hiện đại hóa dù rằng đó là quá trình hiện đại hóa theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)