Phương pháp luận và công cụ quản lý môi trường

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 114)

- Nguyên tắc 3: Tạo lập và gìn giữ các không gian xan hở trong đô thị đồng thời tôn tạo cáchệ sinh thái tự nhiên,đặc biệt là rừng bên cạnh các khu đô thị.

5.3.2 Phương pháp luận và công cụ quản lý môi trường

Phươngpháp luận để quản lý các vấn đề môi trường là phân tích hệ thống, theo đó vấn đề cần quản lý được phân tích dưới góc độ một hệ thống gồm nhiều thành phần với các thông số và đặc trưng riêng. Thông qua việc phân tích hệ thống, nhà quản lý sẽ lựa chọn các điểm và mắt xích nhạy cảm để dùng các công cụ quản lý môi trường tác động và điều khiển hệ thống theo định hướng của mình.

Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương, tùy theo điều kiện cụ thể có thể lựa chọn các công cụ thích hợp cho từng hoạt động cụ thể. Bên cạnh việc sử dụng, các công cụ quản lý môi trường đòi hỏi phải nghiên cứu và hoàn thiện thường xuyên theo hướng ngày càng tinh vi hơn, hiệu quả hơn.

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng: - Công cụ điều chỉnh vĩ mô: luật pháp và chính sách

- Công cụ hành động: quy định hành chính, quy định xử phạt…và công cụ kinh tế (có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh tế xã hội) – là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.

- Công cụ hỗ trợ: (có tác dụng bổ sung và hoàn chỉnh 2 loại công cụ trên) bao gồm các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường…

Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành 3 loại cơ bản:

- Công cụ luật pháp – chính sách: các văn bản luật pháp (quốc gia và quốc tế), các văn bản dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường…

- Các công cụ kinh tế: (chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường). - Các công cụ kỹ thuật:

Tài liệu:

1. Chương 4. Môi trường và phát triển bền vững. Nguyễn Đình Hòe. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.

2. Chương XIII. Khoa học môi trường. Lê Văn Khoa (chủ biên). Nhà xuất bản giáo dục, 2002.

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)