- Sản xuất lương thự cở Việt Nam
c. Phân loại theo khả năng phục hồi: Có thể nói rằng, theo quan điểm sinh thái môi trường, phân loại tài nguyên theo khả năng phục hồi cần được chú ý nhất Theo kh ả
năng phục hồi (tái tạo), tài nguyên thiên nhiên bao gồm ba nhóm: tài nguyên vô tận (tài nguyên vĩnh viễn – Perpetual resource), tài nguyên có khả năng phục hồi (Renewable resources) và tài nguyên không có khả năng phục hồi (Non-renewable resources).
Hình 30. Sơ đồ phân loại tài nguyên theo khả năng phục hồi
• Tài nguyên vô tận: thuật ngữ này thường được sử dụng khi đề cập đến các dạng tài nguyên năng lượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mặt trời. Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận cung cấp vĩnh viễn cho hành tinh chúng ta. Nhóm này có thể được phân thành hai nhóm nhỏ:
Tài nguyên Không thể phục hồi Vĩnh viễn Năng lượng mặt trời trực tiếp Năng lượng mặt trời gián tiếp Khoáng sản kim loại Nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch Khoáng sản phi kim loại Có thể phục hồi
♪ Năng lượng mặt trời trực tiếp: là dòng năng lượng chiếu sang trực tiếp, giá trị định lượng có thể tính được.
♫ Năng lượng mặt trời gián tiếp: là các dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt trời như gió, sóng biển, thủy triều, chuyển đổi sinh học…
• Tài nguyên có thể phục hồi: là các dạng tài nguyên có khả năng tái tạo để bổ sung hoặc thay thế những phần bị tiêu hao sau một thời gian. Tuy nhiên, sự tái tạo chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện nhất định không vượt quá khả năng thích ứng mà các dạng tài nguyên này đã hình thành trong lịch sử hình thành trái đất. Nhóm tài nguyên này bao gồm: đất, nước, không khí và sinh vật.
• Tài nguyên không thể phục hồi: là các dạng tài nguyên do quá trình địa chất tạo ra nên chỉ có một lượng nhất định, nếu con người khai thác thì sẽ dần cạn kiệt. Xét về mặt lý thuyết thì chúng có thể tái tạo trở lại nhưng phải trải qua một thời gian và điều kiện nhất định như đã có trong líc sử hình thnhà tráiđất. Do vậy, có thể xem đây là các dạng tài nguyên không thể phục hồi. Nhóm tài nguyên này bao gồm: các nhiên liệu hóa thạch và quặngkhoáng sản.
4.1.3 Quan hệ giữa dân số, khai thác- sử dụng tài nguyên và suy thoái môi trường
Con người khai thác tài nguyên để sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu cuộc sống. Lịch sử phát triển cho thấy dân số ngày càng gia tăng và chất lượng cuộc sống con người ngày càng cải thiện. Do vậy, các công cụ và phương thức sản xuất ngày càng được cải tiến đế khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tốt hơn. Điều này đưa đến khả năng làm suy thoái môi trường lớn hơn.
Hình 31. Mối quan hệ giữa con người, tài nguyên và môi trường (Nguồn: phỏng theo Lê Văn Khoa và các tác giả, 2002).
Để đánh giá tác động môi trường trong mối liên quan đến dân số và khai thác-sử dụng tài nguyên, các nhà khoa học đưa ra công thức đơn giản sau:
Trong đó:- I (Environmental impact) : tác động môi trường
- P (Population) : dân số
- R (Resource) : tài nguyên sử dụng/người Nhu cầu tiêu dùng
và phát triển
Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường sinh thái Công cụ và phương thức sản xuất Con người I = P x D x R
- D (Degradation & pollution): ô nhiễm- suy thoái môi trường/đơn vị tài nguyên được sử dụng
Ở thời đại này nay, dân số gia tăng cùng với nhu cầu ngày càng cao về đời sống sẽ dẫn đến việc đẩy mạnh khai thác và sử dụng tài nguyên nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Cũng từ đó, ô nhiễm và suy thoái môi trường nảy sinh và gia tăng trầm trọng, tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số và mức độ khai thác- sử dụng tài nguyên. Cần chú ý rằng, nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên còn liên quanđến trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
Tóm lại, các vấn nạn môi trường hiện nay (cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, khan hiếm nước sạch, thiếu lương thực, thiên tai gia tăng…) đều là hậu quả của việc gia tăng dân số quá mức. Có thể nói con người đang hủy hoại môi trường và những nguồn sống của chính mình.
4.2 Đánh giá chung về tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Chỉ riêng về khía cạnh tài nguyên, nền văn minh nhân loại đã phát triển đến mức phải đặt ra câu hỏi về khả năng của trái đất trong việc bảo đảm sự tồn tại của loài người. Câu trả lời sẽ không dễ dàng mà trước hết là do sự giới hạn về kiến thức của con người ngay cả ở thời điểm hiện nay. Hơn nữa, khi tính toán để xác định khả năng này cần phải dựa trên quan điểm bảo đảm cuộc sống ở mức độ nào đó về vật chất và tinh thần cho tất cả mọi người.
Ở thời đại ngày nay, những nhu cầu cơ bản của con người bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và giải trí. Ngoài ra, còn các vấn đề về giáo dục, y tế - vệ sinh…Nói chung, tất cả đều liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. Do vậy việc đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên là rất cần thiết. Nhìn chung có ba nét nổi bật:
- Trong suốt một thời gian dài cho đến gần đây, vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nói chung là thiếu quy hoạch đưa đến một thực trạng báo động là cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái tạo, suy thoái các nguồn tài nguyên không tái tạo.
- Trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, do cơ sở kỹ thuật không đáp ứng kịp nên vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên không đạt hiệu quả cao. Kết quả là gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái đồng thời với việc lãng phí tài nguyên.
- Đối với tài nguyên vô tận thì khai thác và sử dụng chưa nhiều, chưa rộng rãi.
Từ năm 1992, tại hội nghị các nguyên thủ quốc gia thế giới về Môi trường và Phát triển (Hội nghị Rio de Janeiro) đã chọn phát triển bền vững làm phương châm cho phát triển kinh tế- xã hội toàn thế giới. Tư tưởng phát triển bền vững hiện nay đãđược hầu hết các quốc gia trên thế giới chấp nhận.
“Phát triển bền vững” được định nghĩa là “sự đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại mà không làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của những kế hoạch tương lai”. Theo quan điểm này, việc khai thác và sử dụng tài nguyên phải bảo đảm tính lâu bền bằng việc quản lý quy mô, cường độ và phương thức sử dụng. Hơn nửa, phát triển
bền vững đòi hỏi các tài nguyên phải được phát triển và sử dụng một cách hợp lý. Trên tinh thần đó, phương hướng khai thác và sử dụng tài nguyên được đặt ra như sau:
- Về tài nguyên vô tận: Phát triển khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác nghiên cứu tiến đến xây dựng các quy trình công nghệ mới và lập đề án nhằm tăng cường khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này.
- Về tài nguyên tái tạo: Xây dựng một kế hoach khai thác và sử dụng hợp lý, bảo đảm quá trình tái tạo và tránh gây suy thoái nguồn tài nguyên này.
- Về tài nguyên không tái tạo: Cần gấp rút hoàn thiện một hướng chiến lược đối với vấn đề khai thác và sử dụng. Thực hiện tiết kiệm, đẩy mạnh công tác nghiên cứu đế hoàn thiện quy trình nhằm tăng cường việc sử dụng triệt để các dạng tài nguyên này. Thực hiện việc tái chế, tái sử dụng nhằm khép kín chu trình khai thác và sử dụng, vừa tránh lãng phí vừa tránh gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, tích cực trong công tác nghiên cứu nhằm tìm ra các nguyên liệu thay thế và nguyên liệu mới.