I: Quần thể đang phát triển (còn trẻ) I Quần thể ổn định (trưởng thành) II Quần thể suy thoái (già hay lão hóa)
a. Cấu trúc theo thành phần của hệ sinh thá
●Cấu trúc sinh học (Biotic structure)
Thực chất đây là quần xã sinh vật. Mọi hệ sinh thái đều có cấu trúc sinh học tương tự nhau, dựa trên mối liên hệ về thức ăn, bao gồm 3 nhóm sinh vật cơ bản có trong quần xã: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thu và sinh vật phân hủy cùng với mối tương tác giữa các thành phần này với nhau và với các nhân tố vô sinh.
Vật sản xuất-P (Producer) Vật tiêu thụ-C1 (Consumer I) Vật tiêu thụ-C2 (Consumer II)
Vật ăn mùn bã hữu cơ và vật phân hủy (Detritus feeder and Decomposer)
●Các nhân tố vô sinh (Abiotic factors)
Hợp phần thứ hai của hệ sinh thái là các nhân tố vô sinh (còn được gọi là môi trường vật lý). Môi trường vật lý của quần xã sinh vật bao gồm ảnh hưởng và tác động qua lại của các tác nhân vật lý và hóa học; các tác nhân chính là mưa (tổng lượng và sự phân bố của mưa trong năm và kết quả của mưa là độ ẩm trong đất và trong không khí), nhiệt độ, ánh sáng, gió, thành phần hóa học, pH, độ mặn và lửa. Trong các hệ sinh thái thủy sinh, các tác nhân chủ yếu là độ mặn, thành phần hóa học, cấu trúc nền đáy, độ sâu, độ đục và dòng chảy. Mức độ mà theo đó mỗi tác nhân có mặt hoặc vắng mặt, cao hoăc thấp có ảnh hưởng quyết định đến khả năng tồn tại của các sinh vật. Tuy nhiên, mỗi loài có thể chịu ảnh hưởng khác nhau theo mỗi tác nhân. Sự khác biệt về đáp ứng đối với các nhân tố môi trường xác định loài nào có thể hoặc không thể chiếm hữu một khu vực hoặc vùng đặc biệt trong khu vực. Ngược lại, loài nào tồn tại hoặc không tồn tại xác định bản chất của hệ sinh thái được nghiên cứu.