Các tác nhân khác: ngoài các tác nhân gây ô nhiễm không khí là sản phẩm của quá trìnhđốt cháy nhiên liệu và kim loại năng, khi xem xétảnh hưởng chung của không khí

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 100 - 103)

bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người còn nhiều tác nhân khác như hợp chất chứa halogen và các hợp chất hữu cơ, có thể kể đến các tác nhân sau đây:

• Hợp chất của flo: HF và SiF4 xuất hiện trong quá trình sản xuất phân bón phosphat, công nghiệp gốm sứ, luyện nhôm…Các hợp chất chứa flo còn đi vào khí quyển quá trình đốt than. Hợp chất chứa flo có thể gây tổn thương phần hở của cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp chung có thể gây tổn thương niêm mạc hoặc ảnh hưởng các cơ quan khác thông qua máu.

• Các thuốc trừ sâu có chứa chlo và phospho: đây là điển hình quan trọng về ô nhiễm không khí vùng nông thôn. Hiện nay nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các phospho hữu cơ như Malathion, Parathion, chúng có thể thấm qua da, niêm mạc mắt, phổi với lượng có khả năng gây ngộ độc, chúng tác động đến cholinesterase dẫn đến tích lũy trong cơ thể một lượng lớn acethylcholin. Các thuốc trừ sâu chứa chlo như DDT, Dieldrin cũng rất độc với con người, chúng có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương hay tác đông lên các cơ quan quan trong khác. • Các hợp chất hữu cơ bay hơi: bao gồm nhiều loại hóa chất hữu cơ chứa hydrocarbon. Nguồn quan trọng nhất các hợp chất hữu cơ trong khí quyển là sự lên men của vi sinh vật yếm khí ở các vùng đất ngập nước. Nguồn đáng kể khác là sự phát thải các nguồn khí tự nhiên và mỏ than, quá trình oxy hóa không hoàn toàn các thành phần hữu cơ từ sự cố cháy rừng. Nguồn nhân tạo được tạo ra chủ yếu từ sự cháy không hoàn toàn nhiên liệu trong động cơ, rò rỉ ống dẫn khí đốt hoặc từ các ngành công nghiệp sử dụng dung môi hữu cơ như sơn, in, dệt, nhuộm…Người ta đã phát hiện hàng ngàn hợp chất hữu cơ bay hơi khác nhau gây ô nhiễm không khí, từ đơn giản như metan (CH4) đến các hydrocarbon thơm, alcohol, aldehyt, keton, este…Các hợp chất hữu cơ thường rất độc đối với con người và động vật, benzen (C6H6) và PAH (carbonhydro thơm đa vòng) có thể nguyên nhân gây ung thư.

Một hậu quả quan trọng khác của nạn ô nhiễm không khí cần được chú ý là sự phá hủy tầng ozon. Các tác nhân gây nên sự phá hủy này là CFC (chlorofluorocarbon) như CFCl3, CF2Cl2, C2F3Cl3, C2F4Cl2…; HCFC như CHFCl3, CHF2Cl…; halon như CBrClF2, CBrF3; methyl chloroform…trong đó CFC được xem là tác nhân chính.

b. Tác nhân sinh học

Theo Đào Ngọc Phong (1979), không khí là một vector làm lan truyền mầm bệnh khi có đầy đủ hai yếu tố sau:

• Các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong không khí với lượng đủ lớn • Người dễ cảm thụ hít phải không khí nhiễm khuẩn đó

Có khả năng bảo tồn sự sống và độc tính tương đối lâu dài trông môi trường không khí là các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp. Trực khuẩn ho gà (Haemophillus pertussis) là một điển hình. Tuy khả năng chịu đựng yếu (chết ở 50oC và không chịu được ánh sáng) nhưng trực khuẩn có khả năng truyền bệnh trực tiếp qua đường không

khí, nhất là ở các khu nhà chất chội, thiếu ánh sáng và kém vệ sinh. Trực khuẩn lao cũng xâm nhập cũng xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp. Trực khuẩn này bị tiêu diệt bởi bức xạ mặt trời vì vậy trực khuẩn lao tập trung trong không khí nơi kín. Thời gian tồn tại của một số vi khuẩn gây bệnh trong không khí được nêu dưới đây:

Loại vi khuẩn Thời gian tồn tại

- Trực khuẩn lao 70 ngày - Trực khuản bạch hầu 30 ngày

- Trực khuẩn dịch hạch 8 ngày (trong không khí khô) - Liên cầu khuẩn tan huyết 2,5 – 6 tháng

Trong không khí còn tồn tại nhiều loại siêu vi khuẩn (virus). Siêu vi khuẩn cúm là một loại điển hình gây bệnh qua đường không khí. Các siêu vi khuẩn gây bệnh sởi, đậu mùa, quai bị…cũng tồn tại trongkhông khí và có khả năng phát sinh dich bệnh.

Ngoài các tác nhân kể trên còn có thể kể các loài nấm mốc, thích nghi với việc lan tràn bào tử trong không khí, cũng là tác nhân gây ô nhiễm và có khả năng gây bệnh. Ở các nhà máy sản xuất các mặt hàng liên quan đến lông gà vịt, công nhân dễ bị dị ứng bởi nấm Aspergillus fluvus hoặc Aspergillus niger. Không khí ở các xưởng sản xuất penicillin, sản xuất protease, pectinase…thường có nhiều bào tử nấm Penicillinum notatum, Aspergillus niger hoặc A. oryzae… Các tác nhân này đều gây ảnh hưởng đến đường hô hấp hoặc các bệnh ngoài da đối với người bị nhiễm.

Bên cạnh đó cần phải kể đến các loại siêu vi khuẩn gây bệnh ở động vật truyền qua đường không khí, ví dụ:

- Nhóm A: virus đậu ở động vật

- Nhóm B: virus ưa thần kinh, virus viêm não tủy ở lợn

- Nhóm C: virus viêm họng hoặc các bệnh truyền nhiễm chung

c. Tác nhân vật lý

Không khí là một môi trường điển hình trong trường hợp ô nhiễm do tác nhân vật lý. Một ví dụ là ô nhiễm do bụi. Hàng năm con người thải vào khí quyển khoảng 200 triệu tấn bụi. Bụi là những chất dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động của không khí mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bởi thành phần hóa học cũng như kích thước hạt.

Bảng 51. Nguồn gốc và thành phần bụi

Nguồn Dạng bụi Thành phần chính

Sản xuất năng lượng Luyện kim

Công nghiệp hóa chất Công nghiệp xây dựng Giao thông Nông nghiệp Công ghiệp gỗ Công nghiệp dệt Bụi tro, mồ hóng Bụi lò

Bụi công nghiệp Bụikhoáng Bụi đường phố Phân bón, bụi lúa, bụi thức ăn gia súc

Bụi gỗ Bụi sợi

SiO2, 2CaSiO2, CaO, CaSO4, CaCO3, Ca(AlO2)2, Carbon

Oxyt kim loại, kim loại, phụ gia Sulphat, Chlorit, Phosphat, Ca, Oxyt kim loại, nhựa

Ciment, thạch cao, bụi xỉ

Dầu, bồ hóng, cặn cao su, hơi hữu cơ, hợp chất chì

Cellulose

(Nguồn: Đặng Kim Chi, 1999)

- Bụi: là nguồn gốc gây nên sương mù, làm giảm tầm nhìn cản trở phản xạ của ánh sáng, tác động cơ học và khả năng tạo hợp chất với một số kim loại hiếm như Cd, Pb, Zn, Cu, Sb, Fe, Cr… Trên thực tế, bụi gây nhiễm độc các cơ quan của sinh vật do tác động hóa học và cơ học dẫn dến thay đổi pH và tích tụ các chất độc. Đối với con người, bụi (và sol khí) gây bệnh ngoài da, mắt và cơ quan hô hấp.

- Đồng vị phóng xạ: các đồng vị phóng xạ nguy hiểm có mặt trong không khí là K40, Rb87, I131, F32, Co60, St90, C14, Ca45, Au198, Ra226, U238, Th232…Chúng tạo ra nguồn bức xạ quan trọng có thể tác động đến con người. Nguồn gốc của các đồng vị phóng xạ từ các hoạt động của con người là do khai thác và sử dụng các quặng phóng xạ trong trong nghiên cứu, trong hoạt động công - nông nghiệp (sản xuất năng lượng, điều trị bệnh…) và nhất là việc sản xuất và sử dụng vũ khí hạt nhân.

- Tiếng ồn: còn được gọi là ô nhiễm tiếng ồn, là những âm thanh không được mong muốn truyền đi trong không gian (môi trường khí quyển). Về mặt vật lý, âm thanh là một chuyển động cơ học có tính chu kỳ sản sinh trong hơi, khí, chất lỏng hay chất rắn. Khi tiếng ồn lan truyền lan truyền trong không khí, chuyển động của các phần tử khí gây ra những biến đổi về áp suất được đánh giá bằng áp suất âm, cường độ âm. Hệ thống được sử dụng để đo cường độ âm thanh phổ biến nhất do Alfred Bell thiết lập và được phân chia theo thang logarith mà đơn vị cơ bản là decibel (dB). Theo hệ thống này, các tiếng động có âm lượng 10, 20, 100 dB đã quá ngưỡng nghe được tương ướng 10, 100, và 1010lần.

Tai người cảm nhận mức cường độ âm thanh rất rộng, từ 0 – 180 dB. 0 dB là ngưỡng nghe thấy, 140 dB là ngưỡng chói tai (ngưỡng có thể gây chấn thương). Tác động của âm thanh đối với con người còn tuỳ thuộc độ cao hay tần số của âm thanh. Âm thanh có tần số cao gây ra áp lực mạnh hơn so với tần số thấp do tập trung năng lượng lớn hơn. Tai người nghe được với tần số khoảng 16 – 20.000 Hz với cường độ từ 0 đến hơn 120 dB. Nói chung cường độ 50 dB đã có thể xem là mức ngưỡng mà cao hơn nữa sẽ có hại cho tai.

Tiếng ồn là âm thanh bất kỳ “gây khó chịu cho ngươì tiếp nhận”. Tiếng ồn phụ thuộc tần số, cường độ, độ dài thời gian, tính bất ngờ…Ngoài ra, sự khó chịu do tiếng ồn còn phụ thuộc thời điểm, người nghe và “âm thanh nền”. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh lý và cả tâm lý người tiếp nhận. Những ảnh hưởng sinh lý của tiếng ồn có thể được biểu hiện dưới dạng những phản ứng âm thanh đặc hiệu hoặc những phản ứng không đặc hiệu ngoài thính giác. Trên thực tế, mệt mỏi thính giác, ù tai là những biểu hiện tức thời quan trọng nhất. Tiếng ồn còn có những tác hại khác đối với sức khỏe như tác động đến hệ thần kinh, làm phát sinh một số bệnh về tiêu hóa (viêm loát dạ dày), về tuần hoàn (tăng huyết áp), các bệnh về thần kinh cảm giác như gây ức chế…Ngay cả tiếng ồn không lớn lắm như tiếng ồn của đám đông, tiếng loa phóng thanh, tiếng máy nổ của phương tiện giao thông…cũng gây đe doạ sự “trong lành” của môi trường. Ngoài các tác nhân kể trên, nhiệt cũng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài những ảnh hưởng nguy hại ở quy mô toàn cầu, ô nhiễm nhiệt cũng là vấn đề đáng lưuý cả trong trường hợp cục bộ.

5.4 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT5.4.1 Khái niệm 5.4.1 Khái niệm

Môi trường đất có thể xem là tầng trên cùng của thạch quyển. Do đặc tính phức tạp của môi trường đất (khác với nước và không khí) nên thuật ngữ ô nhiễm môi trường đất đến nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng và vẫn chưa được thống nhất. Trong nghiên cứu cần phải hiểu rõ đặc điểm lý hóa của các loại đất “gốc” mới có thể làm rõ được sự ô nhiễm trong từng trường hợp.

Ô nhiễm đất có thể được hiểu là sự có mặt của thành phần “lạ” trong đất làm thay đổi đặc tính lý hóa của đất, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của sinh vật và sức khỏe con người.

Đất là nơi tiếp nhận một lượng lớn các chất phế thải từ sinh hoạt của con người, của động thực vật, từ các ngành công nghiệp và giao thông vận tải…Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại ô nhiễm đất bao gồm ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt (ô nhiễm môi trường đất khu dân cư), do chất thải công nghiệp, do chất thải nông nghiệp, ô nhiễm đất do giao thông vận tải…Cũng có thể phân loại ô nhiễm môi trường đất theo các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm: tác nhân vật lý, tác nhân hóa học và tác nhân sinh học.

5.4.2 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đáng lưuýa. Tác nhân vật lý a. Tác nhân vật lý

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)