Hoang mạc (Deserts):

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 48 - 51)

• Phân bố: Bắc và Tây Nam châu Phi, một phần Trung Đông và châu Á, có ở châu Úc, Tây Nam Hoa Kỳ, Bắc Mexico; thường nằm trong khu vực từ 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam

• Điều kiện khí hậu và đất đai: khô cằn, ngày nóng đêm lạnh, thay đổi theo vĩ độ. Lượng mưa ít hơn 10 inches/ năm. Tầng đất mỏng và xốp.

• Các loài thực vật chính: phổ biến là nhóm cây bụi thưa có gai, xương rồng và các loài thực vật nhỏ có hoa nhanh chóng bao phủ bề mặt hoang mạc sau các cơn mưa ngắn; các nhóm thực vật có hệ rễ ngắn trải rộng cũng như rễ chính dài (có thể đến 100 feet).

• Hệ động vật: các loài gậm nhấm, thằn lằn (lizards), cóc (toads), rắn và các loài bò sát khác; cú (owls), chim ưng (hawks), kền kền (vultures), các loài chim kích thước nhỏ và hàng loạt côn trùng.

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: hoang mạc bao phủ 1 phần 3 diện tích bề mặt trái đất và đang mở rộng do sự chăn thả qua mức và chặt phá rừng. Giá trị sử dụng trực tiếp thấp đối với con người do sức sản xuất thấp. Hiên tượng ấm lên toàn cầu dẫn đến sự phân bố lại các vùng hoang mạc và diện tích hoang mạc có xu hướng gia tăng. -Đồng cỏ/Savan (Grasslands)

• Phân bố: Trung tâm Bắc Mỹ, trung tâm nước Nga và Siberia, Châu Phi và Nam Mỹ cận xích đạo, phần lớn NamẤn Độ, Bắc Úc.

• Khí hậu và đất đai: mưa nhiều vào mùa mưa, nóng và khô vào mùa hè và mùa khô dễ dẫn đến hỏa hoạn. Lượng mưa từ 10– 60 inches/năm. Tầng đất dày.

• Hệ thực vật: nhiều loài cỏ từ cao lớn ở khu vực có lượng mưa lớn đến các loài cỏ thấpở vùng khô; cây bụi thưa thớt và rừng rãi rácở một số khu vực.

• Hệ động vật: các loài thú ăn cỏ lớn như bò rừng (bison), sơn dương (antelope), ngựa hoang, kangaroo, hươu cao cổ (giraffe), ngựa vằn (zebra), tê giác (rhino). Các loài thú ăn mồi sống như chó sói (wolf), chó sói châu Mỹ (coyote), báo đốm (leopard), báo săn (cheetah), linh cẩu (hyena), sư tử (lion). Hàng loạt các loài chim, động vật nhỏ đào hang như thỏ rừng (rabbit), chó đồng cỏ (prairie dog), cầy mangut (mongoose), thỏ mùa xuân (spring harse)

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: các đồng cỏ/ savan đang bị chuyển thành các vùng đất trồng trọt, phần lớn các đồng cỏ ở Bắc Mỹ đã chuyển thành các cánh đồng lớn trồng bắp (corn), lúa mì (wheat), đậu nành (soybean). Các đồng cỏ đang được sử dụng như vùng chăn thả (rangeland) để sản xuất gia súc có sừng (cattle), dê và cừu (goat and sheep); việc sử dụng quá mức các sinh vật sản xuất trở nên phổ biến dẫn đến xói mòn và chuyển đồng cỏ thành hoang mạc. Các savan/đồng cỏ (savannah grassland) châu Phi chuyển thành các vùng đất sản xuất nông nghiệp và chăn thả do sự gia tăng nhanh chóng dân số loài người. Điều này kéo theo nạn đói kém khi gặp hạn hán.

- Rừng mưa nhiệt đới (Tropical rain forests)

• Phân bố: Phía nam Nam Mỹ, trung tâm châu Mỹ, tây và trung tâm châu Phi xích đạo, Đông Nam Á, các đảo thuộcẤn Độ Dương và Thái Bình Dương.

• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu không theo mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 28oC; mưa lớn thường xuyên, trung bình hằng năm hơn 95 inches. Tầng đất mỏng có tính acid, nghèo chất dinh dưỡng.

• Các loài thực vật chính: đa dạng với nhiều cây gỗ cao lớn có thể đạt đến 60 m, thực vật biểu sinh (epiphyte) và dây leo (liana), tán dày, cây tầng dưới thấp bé.

• Hệ động vật: đa dạng sinh học lớn; nhiều côn trùng có màu sắc; phong phú nhóm lưỡng cư, bò sát và chim - ví dụ: thằn lằn (lizard), vẹt (parrot), rắn (snake), khỉ và thú nhỏ; một vài loài thú ăn thịt lớn như hổ, báo đốm (jaguar).

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: sự chặt phá rừng lấy đất làm trang trại dẫn đến xói mòn và suy thoáiđa dạng sinh học. Việc chặt phá cây rừng làm củi đốt làm nảy sinh nguy cơ mất tầng đất mặt và đe doạ lũ lụt. Không chú ý đến trồng rừng và xói mòn trong khai thác gỗ; việc chặt phá rừng và đốt cháy nhiên liệu ảnh hưởng đến chu trình carbon gây nóng lên toàn cầu.

- Rừng ôn đới (Temperate forests)

• Phân bố: Tây và trung tâm châu Âu, Đông Á và miền đông Bắc Mỹ.

• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu thay đổi theo mùa, nhiệt độ dưới 0oC vào mùa đông, mùa hè thườngấm vàẩm. Lượng mưa thay đổi từ 30 đến 80 inches/năm. Đất tốt và giàu chất dinh dưỡng.

• Các loài thực vật chính: cây lá rộng rụng theo mùa như sồi (oak, beech), hồ đào (hickory), cây thích (maple), tần bì (ash) cùng với một số cây lá kim như thông (pince), sam (hemlock); cây bụi dưới tán cùng với dương xỉ (fern), địa y (lichen) và rêu (moss). • Hệ động vật: giàu có các nhóm vi sinh vật đất; các loài thú như sóc (squirrel), chuột báo (chipmunk), nhím (porcupine), dím (hedgehog), gấu trúc Bắc Mỹ (raccoon), thú có túi (opossum), thỏ (hare), chuột nhắt (mouse), hươu (deer), cáo (fox), chó sói châu Mỹ (coyote), gấu đen (black bear); các loài chim như chim sẻ đá (thrush), chim chích

(warbler), gõ kiến (woodpecker), cú (owl), chim cắt (hawk); các loài rắn (snake), ếch nhái (frog), cóc (toad) và kỳ nhông (salamander).

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: hoạt động lâm nghiệp như khai thác gỗ có thể dẫn đến xói mòn, mất chất dinh dưỡng và suy thoái đa dạng sinh học. Các khu rừng bị ảnh hưởng của ô nhiễm không khí có thể chịu tác động nguy hại bởi ozone và mưa acid. Sự thay đổi nhanh chóng khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể gây chết nhiều loài thực vật. Yếu kém về mặt quản lý đưa đến sự khai thác quá mức và không hiệu quả nguồn tài nguyên rừng.

- Rừng lá kim (Coniferous forests):

• Phân bố: một phần phía bắc của Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, kéo dài theo hướng namở các vùng có địa hình cao (bị phủ băng).

• Điều kiện khí hậu và đất đai: khí hậu theo mùa, mùa đông kéo dài và lạnh giá. Mưa nhẹ vào mùa đông, mưa lớn vào mùa hè. Đất có tính acid, giàu chất mùn.

• Các nhóm thực vật chính: các loài cây rụng lá như vân sam (spruce), linh sam (fir), thông (pine), sam (hemlock), một số ít cây rụng lá như cây phong (birch), cây thích (maple). Ít cây bụi dưới tán rừng.

• Hệ động vật: Các loài động vật ăn thực vật lớn như hươu (mule deer), hươu sừng tấm (moose, elk), tuần lộc (caribou); các động vật ăn thực vật nhỏ như chuột nhắt (mouse), thỏ (hare), sóc đỏ (red squirrel); thú ăn thịt như linh miêu (lynx), cáo (fox), gấu (bear), chồn (wolverine, marten); khu vực làm tổ quan trọng cho nhiều loài chim di trú như chim chích (warbler), sẻ đá (thrush)…

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: việc phun thuốc trừ sâu để kiểm soát sự phá hại rừng của côn trùng có thể dẫn đến việc gây độc đối với chuỗi thực phẩm và giảm sút các loài cú, chim cắt và đại bàng. Việc xây đập thủy điện đưa đến những thay đổi về sinh thái. Các khu vực rừng lá kim chịu ảnh của các khu phức hợp công nghiệp bị phá hủy nặng nề bởi ozone và mưa acid. Việc khai thác rừng còn phá hủy sinh cảnh của các loài đang bị đe doạ (endangered specie).

-Đài nguyên/đồng rêu (Tundra)

• Phân bố: Phía bắc của rừng lá kim thuộc Bắc bán cầu và trải dài theo hướng nam đến các vùng nằm phía trên rừng lá kim.

• Điều kiện khí hậu và đất đai: cực kỳ lạnh giá ngoại trừ 8-10 tuần vào mùa sinh trưởng có ngày dài và nhiệt độ ôn hoà hơn. Lượng mưa hàng năm thấp, ít hơn 10 inches. Tầng đất mỏng và bị phủ tuyết thường xuyên.

• Các nhóm thực vật chính: các loài địa y sinh trưởng chậm (lichen), rêu, các loài cỏ và cỏ lác (grasses, sedges), và cây bụi thấp bé (dwarf shrubs).

• Hệ động vật: các loài chuột lemming, thỏ Bắc cực (Arctic hares), gà gô trắng (ptarmigan), cáo Bắc cực (Arctic fox), linh miêu (lynx), gấu Bắc Mỹ (grizzly bears), cú tuyết (snow owls), chim cắt (gyrfalcon); các loài động vật ăn cỏ lớn như nhóm tuần lộc (caribou, reindeer), bò xạ (musk ox) và các loài sơn dương di trú. Vào mùa hè: nhiều loài ngỗng (geese), vịt (ducks), chim tu huýt (sandpiper) và các loài chim nước khác (waterfowl) di trú vào vùng này đẻ trứng. Côn trùng và các loài động vật không xương sống khác phát triển mạnh trong suốt mùa hè ngắn ngủi.

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: Điều kiện khắc nghiệt và sức sản xuất thấp đã ngăn cản sự bành trướng của con người ở sinh cảnh này. Tuy nhiên việc khai thác

dầu khí có thể ảnh hưởng đến tính hoang dã và đưa đến sự ô nhiễm lâu dài ở một số khu vực chịuảnh hưởng gây suy giảm các loài động vật kích thước lớn.

-Đầm lầy nước ngọt (Freshwater Swamps, Marshes, and Bogs)

• Vị trí: các vùng đất ngập nướcở các khu vực kém thoát nước thu nhận lượng mưa lớn; thường là các điểm ao hồ đã bị ngập nước.

• Các thông số môi trường: các hệ nông (cạn), đôi khi chỉ ẩm theo mùa. Giàu trầm tích đen, thường ở điều kiện yếm (kỵ) khí dưới mặt nước. Thường giàu chất dinh dưỡng ngoại trừ các vùng đất có tính acid.

• Hệ thực vật: thực vật các đầm lầy phổ biến là cỏ nến (cattail), cỏ lác (sedge) và sậy (reed). Các vùng ngập nước thường có các loài thực vật có khả năng chịu được nước như cây thích đỏ (red maple–Acur rubrum) và cây thông tuyết (cedar). Các vùng than bùn thường có rêu nước/ thủy đài (sphagnum moss) và cây bụi thấp bé.

• Hệ động vật: gồm nhóm lưỡng cư và bò sát, các loài cá kích thước nhỏ, hàng loạt động vật không xương sống; các loài chim lội nước (wading birds), vịt (ducks) và ngỗng (geese); cá sấu (alligators) ở các vùng nướcấm.

• Các khía cạnh môi trường cần quan tâm: việc thu nhận nước từ các vùng đất tưới tiêu có thể dẫn đến việc tích lũy các hóa chất độc. Các vùng đất ngập nước thường được tháo khô rồi chuyển thành các vùng sản xuất nông nghiệp hoặc khu dân cư. Nếu sử dụng các vùng này như là các khu đổ rác và chất thải độc có thể gây nên các vấn đề về sức khoẻ con người.

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)