nhiễm. Việc đổ bỏ bừa bãi các acid là một điển hình. Các acid thấm xuống đất là giảm độ pH của đất, tiêu diệt vi sinh vật trong đất làm đất “chết”. Dầu mỏ cũng là một tác nhân gây ô nhiễm đất đáng lưu ý. Tác hại của dầu mỏ lên môi trường đất biểu hiện ở nhiều mặt như cản trở quá trình trao đổi chất của sinh vật đất, gây thiếu oxy, làm thay đổi cấu trúc và đặc tính lý hóa của đất…Trên thực tế các chất thải từ các hoạt động sống của con người gây ô nhiễm môi trường đất rất đa dạng bao gồm cả rắn, lỏng thuộc cả hai nhóm vô cơ và hữu cơ như các dung môi, muối vô cơ…Điều cần quan tâm là các chất này cuối cùng hoặc đi vào cây trồng hoặc xâm nhập vào nước ngầm, nước bề mặt gây nhiều hậu quả đối với con người và hệ sinh thái.
c. Tác nhân sinh học
Ô nhiễm đất bởi các tác nhân sinh học do việc đổ bỏ chất thải phản vệ sinh hoặc sử dụng phân tươi hoặc sử dụng bùn thải sinh hoạt để bón cho cây trồng. Đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học có thể truyền cho con người cũng như động vật khác hàng loạt bệnh như lỵ, thương hàn, giun sán…Thông thường đất bị ô nhiễm bởi các tác nhân sinh học xảy ra ở vùng nông thôn hoặc vùng trồng rau hàng hóa.
Theo Đào Ngọc Phong (1979), tác nhân sinh học gây ô nhiễm đất có thể phân thành 3 nhóm theo hình thức truyền bệnh:
- Truyền bệnh Người - Đất - Người: các tác nhân thường gặp là trực khuẩn lỵ, trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hoặc amip và các loài giun ký sinh.
- Truyền bệnh Vật nuôi - Đất - Người: các bệnh thường được đề cập là bệnh vàng da (do xoắn khuẩn Leptospira), bệnh than, bệng sốt Q (do Ricketsia gây ra), viêm da (do
giun), viêm màng não…Đối với các trường hợp này đất có thể giữ một vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh.
- Truyền bệnh Đất- Người: chủ yếu là do nấm hoặc xạ khuẩn, đáng lưuý là bệnh uốn ván (gây ra do trực khuẩn Clostridum tetani), bệnh ngộ độc thịt (gây ra do Clostridium botulinum).
Trong đất người ta cũng xác định được các virus truyền bệnh bại liệt, sốt phát ban, viêm cơ tim…
Tham khảo thêm: I. Các trang web: 1. Dân số: http://www.wpro.who.int/NR/rdonlyres/FDE1DBDE-B905-465F-B9D4- 7DC92C50D0E0/0/08_Chapter3Demographictrends.pdf http://www.infoplease.com/ipa/A0004395.html 2. Lương thực – thực phẩm: http://www.fao.org/fishery/sofia/en http://nue.okstate.edu/Crop_Information/World_Wheat_Production.htm
II. Tài liệu:
Chương 4. Bài giảng môn học Sinh thái môi trường (lưu hành nội bộ) – Đại học Nha Trang. Nguyễn Văn Quỳnh Bôi, 2007.
I.V. SINH THÁI HỌC ĐÔ THỊ
Đô thị tạo nên những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến cuộc sống con người. Con người luôn mong muốn khai thác tối đa các yếu tố tác động tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực đó. Để làm được điều này, cần phải xem xét các tác động đó theo quan điểm sinh thái phát triển nói chung và sinh thái đô thị nói riêng.
Hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái nhân tạo điển hình với sự can thiệp mạnh mẽ của con người vào thành phần quần xã và môi trường tự nhiên. Theo Trần Văn Nhân và Nguyễn Thị Lan Anh (2006), hệ sinh thái tự nhiên (theo quan điểm sinh học) lấy mục tiêu cân bằng cao nhất là hệ sinh thái cho năng suất sinh khối tối đa. Hệ sinh thái đô thị (theo quan điểm nhân văn) lấy mục tiêu cân bằng cao nhất là hệ sinh thái mang lại điều kiện sống tốt nhất cho mọi người dân đô thị. Tương tự như trong hệ sinh thái tự nhiên, hầu hết tham số trong hệ sinh thái đô thị đều có mối liên quan vớinhau. Vì vậy, phải có quan điểm vừa chuyên ngành, vừa tổng hợp khi xem xét mối quan hệ tác động qua lại này (Trần Văn Nhân và Nguyễn Thị Lan Anh, 2006).
Sinh thái học đô thị (Urban Ecology) là môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh trên lãnh thổ đô thị để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của đô thị (quy hoạch, tổ chức xây dựng và sản xuất, quản lý hoạt động….)
1. Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái đô thị
Chức năng của hệ sinh thái đô thị là sản xuất, sinh hoạt và nghỉ ngơi – giải trí. Trong đó vai trò của con người là quan trọng nhất. Các mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái đô thị tương tự như là một chu trình sinh thái cơ bản, vừa khăng khít với nhau, vừa quan hệ hữu cơ với môi trường tự nhiên: cảnh quan, đất đai, nước, không khí, thảm thực vật tự nhiên…
Theo quan điểm sinh thái nhân văn, đô thị vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất kinh tế, khoa học và thẩm mỹ. Để bảo đảm sự phát triển đô thị thân thiện với môi trường cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tiếp cận đô thị với tính chất là một hệ sinh thái - Quá trìnhđô thi hóa và tác động của nó
- Kết cấu hạ tầng, và
Trong hệ sinh thái đô thị yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng, chi phối dòng năng lượng qua hệ. Theo đó môi trường đô thị luôn biến động. Có thể xem môi trường đô thị được sắp xếp theo thứ bậc từ quy mô toàn cầu đến quy mô hộ gia đình. Do đó môi trường đô thị cần được nghiên cứu không những toàn diện mà còn phải được xem xétở những phạm vi không gian rộng lớn hơn, vượt ra ngoài phạm vi đô thị(Trần Văn Nhân và Nguyễn Thị Lan Anh; 2006).
Về mặt cấu trúc, có thể phân chia đô thị thành 2 vùng:
- Vùng trung tâm: là khu vực có mật độ dân cư tập trung cao, có khả năng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường. Ở đây, các hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm dãn đến tình trạng mất cân bằng
- Vùng ngoại vi: là vùng đệm tạo nên các hệ sinh thái chuyển tiếp giữa hệ sinh thái tựu nhiên và hệ sinh thái nhân tạo.
2. Đô thị hóa và hệ quả của đô thị hóa:
Theo Trần Văn Nhân và Nguyễn Thị Lan Anh (2006), lịch sử của quá trình đô thị hóa gắn liền với lịch sử loài người và có thể được chia làm 3 giai đoạn:giai đoạn văn minh nông nghiệp, giai đoạn văn minh công nghiệp và giai đoạn văn minh hậu công nghiệp. Quá trình đô thị hóa cũng như sự biến đổi về cơ cấu kinh tế – xã hội đều có quan hệ mật thiết với các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Với ý nghĩa này, đô thị hóa được hiểu là:
- Quá trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp sang dạng một tổ chức quần cư, tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp với tỷ trong này càng cao của dân số sống và làm việc trong các khu đô thị.
- Đô thị hóa bao quát hành loạt thay đổi về mặt kinh tế - xã hội gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường.
- Đô thị hóa gắn liền với những thay đổi trong ứng xử của mội người với bổi cảnh chuyển từ đời sống nông thôn sang đời sống đô thị.
Xét về tổng thể, đô thi hóa phản ánh nền văn minh của con người nói chung. Quá trình đô thị hóa không những gắn liền với sự hình thành và phát triển một hệ thống quần cư mà còn gắn liền với việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tang và kết cấu hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng để lại nhiều vấn đề về môi trường. Mật độ dân cư cao tạo nên sức ép về lương thực- thực phẩm, năng lượng….ngày càng lớn. Cùng với điều này, lượng chất thải gia tăng ngày càng gây căng thẳng về chất lượng môi trường đô thị. Bên cạnh đó, các vấn đề giao thông, không gian môi trường – diện tích cây xanh/đầu người…cũng là các vấn đề với cư dân đô thị.
Trái đất là một tổng thể hữu hạn, việc gia tăng dân số loài người sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan. Có thể thấy rằng môi trường thiên nhiên cần một thời gian dàiđể phát triển. Việc sử dụng và tự bổ sung của các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quá trình diễn ra rất chậm và là một quá trình cân bằng giữa “cung và cầu”. Xét theo quy mô môi trường “cục bộ”, việc gia tăng dân số đi kèm gia tăng sự mất “cân bằng”. Điều này thể hiện rõ trong trường hợp đô thị hóa. Nếu không được quy hoạch hợp lý và quản lý chặt chẽ, hàng loạt hệ quả môi trường sẽ nảy sinh theo sự phát triển các hệ thông đô thị Một ví dụ điển hình là sự nén chặt đất do việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Hậu quả sẽ là giảm khả năng thấm nước của đất, hạ thấp mực nước ngầm và tăng khả năng xói mòn của dòng chảy khi có mưa.
Mục đích của các nguyên tắc này là giữ được sự ổn định tương đối cho hệ sinh thái đô thị, nhằm đảm bảo các yếu tố tác động lên con người nằm trong khoảng tối ưu. Trong quy hoạch đô thị cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Tổ chức quy hoạch đô thị một cách hợp lý. Xác định một cách rõ ràngranh giới của các khu vực đô thi thông qua việc phân vùng theo khu vực. Sự phân vùng