Nền nông nghiệp

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 79 - 80)

Trong nông nghiệp, sản phẩm được tạo ra trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi. Đây là một quá trình sinh học rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó điều khiển.

Trong lịch sử nhân loại, nhu cầu tìm kiếm và sản xuất đủ lương thực thực phẩm được xem là một hoạt động cơ bản của loài người. Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), có thể chia tiến trình này thành 4 thời kỳ tương ứng với 4 nền nông nghiệp: • Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá

• Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả • Nền nông nghiệp công nghiệp hóa • Nền nông nghiệp sinh thái học

Nền nông nghiệp hái lượm và săn bắt, đánh cá

Nền nông nghiệp này kéo dài từ khi có loài người cho đến cách đây khoảng 6.000 năm. Thời kỳ nàycon người gần với người vượn, văn minh còn thấp kém. Trong “sản xuất nông nghiệp”, công cụ lao động bằng đá, cành cây và lửa được lấy từ các đám cháy tự nhiên. Sản phẩm thu được không nhiều, ngược lại “nền nông nghiệp” này rất ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống

Nền nông nghiệp này được bắt đầu từ việc xã hội loài người thay thế các hoạt động hái lượm, săn bắt ngoài tự nhiên bằng các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi với các

“giống” mà con người đã thuần hoá được từ các các loài hoang dại. Các trung tâm hoạt động nông nghiệp đầu tiên là Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Nền nông nghiệp này bao gồm hai loại hình là du canh vàđịnh canh.

+ Nền nông nghiệp du canh: bao gồm các hệ thống nông nghiệp trong đó nương rẫy được phát, đốt và gieo trồng từ 1 đến 2 năm. Hiện nay trên thế giới vẫn còn khoảng 250 triệu người sản xuất nông nghiệp theo hình thức này, chiếm 30% hoạt động sản xuất nông nghiệp với 360 triệu ha. Theo Nguyễn Trọng Nho (1999), Việt Nam cũng còn khoảng 680.000 ha nương rẫy du canh với 2 triệu người tham gia sản xuất.

Theo quan điểm hiện nay, nền nông nghiệp này không còn phù hợp do sự tàn phá rừng và năng suất thấp.

+ Nền nông nghiệp định canh: bao gồm các hệ thống nông nghiệp được thực hiện trên những diện tích đất cố định, thực vật được sử dụng cho cả hoạt động chăn nuôi. Nền nông nghiệp định canh đã tạo ra nhiều nhóm vật nuôi và cây trồng đa dạng phục không chỉ cho mục đích lương thực - thực vật mà cả mục đích làm nguyên liệu, làm thuốc và làm cảnh… Tuy nhiên nền nông nghiệp này chủ yếu dựa vào sức mạnh cơ bắp và kinh nghiệm nên không thể thỏa mãnđược nhu cầu lương thực- thực phẩm tăng lên nhanh chóngở bình diện thế giới.

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa

Nền nông nghiệp công nghiệp hóa xuất hiện khi nền công nghiệp phát triển mạnh ở châu Âu và Bắc Mỹ (cuối thế kỷ XVIII). Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa, điện khí hóa và hóa học hóa. Đặc điểm thời kỳ này là tổ chức sản xuất nông nghiệp thể hiện trìnhđộ chuyên môn hóa (sản xuất theo dây chuyền, thâm canh và theo quy trình chặt chẽ) với sự ứng dụng kịp thời những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật. Nền nông nghiệp này tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng kịp thời yêu cầu lương thực - thực phẩm về mặt số lượng. Tuy nhiên, hạn chế của nền nông nghiệp này là xem thường bản chất sinh học của cây trồng và vật nuôi, xem các đối tượng này là “máy” để tạo ra sản phẩm (nông sản, thịt, trứng…) mà không chú ý đến quy luật sống của sinh vật. Nền nông nghiệp này chỉ chú ý đến lợi nhuận nên tạo ra sản phẩm kém chất lượng (thịt nhão, chứa nhiều nước, đáng chú ý là dư lượng của hóa chất và thuốc kháng sinh…), làm mất dần tiềm năng di truyền địa phương, giảm chất lượng môi trường.

Nền nông nghiệp sinh thái học

Nguyên tắc cơ bản của nền nông nghiệp sinh thái học là “mô phỏng theo các hệ sinh thái tự nhiên” bằng các biện pháp kỹ thuật như luân canh, xen canh, nông – lâm– ngư kết hợp…nhằm tăng độ đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.

Trong sản xuất, nền nông nghiệp sinh thái học phát huy những thành tựu của các nền nông nghiệp trước đó và tích cực loại trừ các tồn tại; ví dụ: sử dụng hợp lý phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, hướng đến cấu trúc nhiều tầng nhằm tăng khả năng đồng hóa năng lượng mặt trời, chống xói mòn, chống ô nhiễm, cải thiện giá trị dinh dưỡng của nông sản. Có thể nói nề nông nghiệp sinh thái đã kết hợp được các khía cạnh tích cực của hai nền nông nghiệp: nông nghiệp hóa học và nông nghiệp sinh học, đồng thời

dựa trên thành tựu của sinh thái học để nâng cao năng suất các hệ sinh thái nông nghiệp và duy trì các hệ sinh thái này để tiếp tục sản xuất.

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 79 - 80)