Cấu trúc giới tính

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 30)

I: Quần thể đang phát triển (còn trẻ) I Quần thể ổn định (trưởng thành) II Quần thể suy thoái (già hay lão hóa)

c. Cấu trúc giới tính

Sự phân chia giới tính là hình thức cao trong sinh sản của giới sinh vật. Nhờ đó, trong sinh sản có sự trao đổi chéo và kết hợp géne giữa các cá thể để tạo nên các thế hệ sau có sức sống tốt hơn.

Trong thiên nhiên, tỷ lệ giữa cá thể đực và cá thể cái là 1:1, nhưng tỷ lệ này biến đổi khác nhau ở từng loài và khác nhau ở từng giai đoạn trong vòng đời ngay trong một loài, đồng thời còn chịu sự chi phối của của các yếu tố môi trường.

Người ta nhận thấy rằng nhịp điệu tái sản xuất số lượng cá thể của quần thể tăng lên khi tăng số lượng cá thể cái nhưng trong điều kiện đó sức sống của thế hệ con non giảm. Do vậy, trong điều kiện môi trường thuận lợi, ở nhiều loài động vật tỷ lệ cá thể cái thường cao, thậm chí có trường hợp trong quần thể chỉ toàn cá thể cái. Ví dụ: vào mùa hè, trong quần thể giáp xác râu ngành Cladocera và luân trùng Rotatoria không có

cá thể đực. Những quần thể này sinh sản theo kiểu đơn tính được gọi là trinh sản (Parthenogenese). Khi môi trường xấu đi, số lượng các cá thể đực tăng lên nhằm tăng sức sống của con non để chống chịu hiệu quả hơn với các điều kiện bất lợi của môi trường, trong trường hợp này cá thể đực giao phối với cá thể cái sinh ra trứng nghỉ có thể sống tiềm sinh trong điều kiện môi trường bất lợi.

Tỷ lệ giữa các cá thể đực và cá thể cái trong quần thể phụ thuộc trước hết vào đặc điểm di truyền của loài; tuy nhiên, còn chịu sự kiểm soát của điều kiện môi trường như nhiệt độ, cường độ và thời gian chiếu sáng, sự khai thác có chọn lọc của vật dữ đối với con đực hoặc con cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính còn thayđổi tùy theo những giai đoạn khác nhau của vòngđời.

Cấu trúc giới tính có ý nghĩa thích nghi đảm bảo cho sự sinh sản cuả quần thể đạt hiệu quả cần thiết trong điều kiện môi trường không ổn định.

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)