Nhiễm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật:

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 104 - 105)

• Phân bón hóa học ngày càng được sử dụng rộng rãi với mục đích tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc lạm dụng phân bón gây mất cân đối dinh dưỡng đối với cây trồng và suy thoái chất lượng đất. Theo Cao Liêm và các tác giả (1998), các dạng phân bón hóa học được sử dụng chủ yếu hiện nay gồm:

+ Các loại phân đạm như sulphat amon- (NH4)2SO4, nitrat amon - NH4NO3 và ure – CO(NH2)2. Khi bón vào đất chúng hòa tan trong dung dịch đất và phân ly thành các ion NH4+, NO3-, SO42- trao đổi trực tiếp với keo đất và rễ cây.

+ Các loại phân kali: chủ yếu là phân sulphat kali - K2SO4 và chlorua kali - (KCl). + Các loại phân lân: chủ yếu là các loại phân lân có tính kiềm như phosphorit, phosphat nung chảy và apatit nghiền có công thức là Ca3(PO4)CaX2 với X là một anion như F-, Cl-, OH-…Loại thứ hai là phân lân có tính acid như supe lân với thành phần chính là Ca(H3PO4)H2O.

Khi được bón vào đất, đặc biệt trong trường hợp bị lam dụng, quá trình chuyển hóa có thể gây nhiều hậu quả bất lợi với môi trường và con người. Ví dụ phân đạm dễ bị chuyển hóa thành NO3-. Nếu tích luỹ quá nhiều NO3

-

sẽdẫn đến quá trình khử nitrat (denitrat còn gọi phản nitrat) bởi vi sinh vật tạo nên NO2- là chất gây độc. Các anion NO3- và NO2- (ít bị hấp thụ trong đất) sẽ rửa trôivào nguồn nước gây ô nhiễm.

• Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có xu hướng ngày càng tăng về mặt khối lượng và chủng loại. Hiện nay có hơn 10.000 hợp chất khác nhau được sử dụng bao gồm thuốc trừ sâu (insecticides), thuốc diệt nấm (fungicides), thuốc diệt cỏ (herbicides) và một số loại khác như thuốc diệt các loài gậm nhấm (edenticdes) nhưng chủ yếu vẫn thuộc về các nhóm lân hữu cơ (organo phosphat), chlo hữu cơ (organo chlorines), nhóm carbamat (ít độc đối với động vật có vú) và chlorophenoxy acid (chất diệt cỏ). Do bản chất thuốc bảo vệ thực vật là những hóa chất tiêu diệt sâu bệnh nên cũng có tác động đến các sinh vật khác. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên môi trường là do chúng dễ bay hơi, dễ hoà tan trong nước và các dung môi, bền đối với các quá trình biến đổi sinh học. Do vậy chúng có thể tồn lưu lâu dài trong môi trường rồi gia tăng ảnh hưởng (“khuyếch đại sinh học”- biological manification) theo các chuỗi dinh dưỡng và cuối cùng gây hại cho con người.

- Ô nhiễm do các chất hóa học khác: có nhiều chất hóa học được sử dụng trong chiếntranh, trong hoạt đông công nông nghiệp và giao thông đãđi vào môi trường đất gây ô

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)