III. Mối liên hệ giữa con người với môi trường 1 Quan hệ giữa con người với môi trường
d. Kết cấu dân số (cấu trúc dân số)
Kết cấu dân số là một khái niêm dùng để chỉ tập hợp những bộ phận cấu thành của dân số của một lãnh thổ (một vùng, một quốc gia…) được phân chia dựa trên những tiêu chí nhất đinh.
Nghiên cứu kết cấu dân số có vai trò quan trọng, giúp chúng ta nắm được thực trạng, dự báo các quá trình và động lực dân số của một lãnh thổ. Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), kết cấu dân số gồm kết cấu sinh học (kết cấu theo nhóm tuổi, kết cấu theo giới tính), kết cấu dân tộc (kết cấu theo thành phần dân tộc, kết cấu theo quốc tịch) và kết cấu xã hội của dân cư (kết cấu theo giai cấp, kết cấu theo lao động, kết cấu theo tình độ học vấn…).
- Kết cấu sinh học
Kết cấu sinh học phản ảnh thành phần - thể trạngsinh học của dân cư thuộc một lãnh thổ. Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu dân số theo độ tuổi và kết cấu dân số theo giới tính.
•Kết cấu dân số theo nhóm tuổi
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế- xã hội
Kết cấu dân số theo nhóm tuổi được chú ý nhiều do nó thể hiện một cách tổng hợp tình hình sinh, tử, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động cho một lãnh thổ. Do những khác biệt về chức năng xã hội và chức năng dân số giữa nam và nữ, kết cấu theo nhóm tuổi thường được nghiên cứu cùng với kết cấu dân số theo giới tính gọi là kết cấu dân số theo nhóm tuổi - giới tính.
Có 2 cách phân chia nhóm tuổi vớiviệc sử dụng các thang bậc khác nhau:
+ Các nhóm tuổi có khoảng cách đều nhau với chênh lệch có thể 1, 5 hay 10 năm (thường sử dụng khoảng cách 5 năm). Cách này được áp dụng để phân tích, dự đoán các quá trình dân số.
+ Các nhóm tuổi có khoảng cách không đều. Thông thường được chia làm 3 nhóm tuổi:
۰ Dưới tuổi lao động (0 – 14 tuổi) ۰ Trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) ۰ Trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên)
Cách này nhằm đánh giá những chuyển biến chung về kết cấu dân số. Những nước được coi là dân số “trẻ” nếu tỷ lệ người trong nhóm tuổi 15 vượt quá 35%, số người trong độ tuổi trên 60 ở mức 10%; là dân số “già “ khi nhóm tuổi 0 –14 dao động trong khoảng 30 –35%, nhóm tuổi trên 60 vượt quá 10% dân số.
Các nước đang phát triển có kết cấu dân số “trẻ” vì lứa tuổi dưới 15 chiếm khoảng 40% tổng số dân. Với kết cấu dân số này, với các biện pháp kiểm soát dân số, dân số vẫn sẽ tăng trong một thời gian dài trước khi trước khi đạt đến giai đoạn ổn định.
Các nước kinh tế phát triển thường có kết cấu dân số “già” mà nguyên nhân là do mức tăng tự nhiên thấp và tuổi thọ cao nên số người cao tuổi ngày càng tăng.
•Kết cấu dân số theo giới tính
Tương quan giữa giới này so với giới kia hoặc so với tổng số dân được gọi là kết cấu dân số theo giới tính (hay kết cấu nam nữ). Kết cấu này khác nhau tùy theo nhóm tuổi.
- Kết cấu dân số về mặt xã hội
Kết cấu này phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh thổ. Kết cấu này có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến mọi hoạt động xã hội. Một số dạng của kết cấu này là kết cấu dân số theo thành phần lao động, kết cấu dân số theo nghề nghiệp, kết cấu dân số theo trìnhđộ học vấn.
•Kết cấu dân số theo thành phần lao động
Kết cấu này có liên quan đến các loại hình lao động và dân số hoạt động trong các nghề nghiệp. Dân số lao động là khái niệm chỉ những người có lao động với một nghề nghiệp nhất định. Dân số phụ thuộc là những người không lao động, sống dựa vào lao động người khác.
Theo Liên Hiệp Quốc, dân số hoạt động không chỉ bao gồm người có việc làm mà cả những người không có việc làm (thất nghiệp) (Lê Thị Thanh Mai, 2002). Khái niệm dân số hoạt động kinh tế còn đồng nghĩa với nguồn lao động.
Tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ dân số ở tuổi lao động và số có việc làmở nhóm người này. Dân số hoạt động kinh tế là những người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động trừ học sinh, sinh viên, quân nhân và người nội trợ. Ngoài ra, còn có thể kể thêm người ngoài độ tuổi lao động nhưng có sự tham gia hoạt động sản xuất và làm kinh tế gia đình.
Dân số lao động là số người là số người ở ở nhóm tuổi 18 – 59 (thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể của quốc gia, ví dụ có thể là 18 – 54 hoặc 18 –64). Như vậy dân số lao động và kết cấu dân số theo nhóm tuổi có liên quan mật thiết với nhau. Phần lớn các nước có dân số trẻ (châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh) là các nước có tỷ lệ thấp về dân số lao động. Ngược lại, ở các nước kinh tế phát triển, số dân thuộc nhóm tuổi bé tương đối ít, tỷ lệ dân số lao động thường cao.
•Kết cấu dân số theo nghề nghiệp
Để hiểu rõ hơn về tình hình dân cư, các hoạt động sản xuất, các loại hình lao động…; qua đó đánh gia tiềm năng kinh tế cũng như các khía cạnh khác, có thể xem xét kết cấu dân số theo ngề nghiệp.
Khái quát, việc phân chia khu vực lao động chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung hoạt động sản xuất và dựa vào tính chất của quan hệ sản xuất. Như vậy, có thể phân chia các hoạt đông sản xuất thành 3 nhóm chính bao gồm khu vực nhà nước, (quốc doanh), khu vực ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế gia đình. Nếu dựa vào tính chất sản xuất, có thể phân chia lao động thành 3 khu vực chính là:
+ Khu vực I: bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp + Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng
+ Khu vực III: là các hoạt động khác của nền kinh tế Lao động trí óc được xem như là khu vực IV
• Kết cấu dân số theo trìnhđộ học vấn
Kết cấu này phản ánh trìnhđộ học vấn của dân cư trong một quốc gia, qua đó có thể giúp cho việc nghiên cứu về tình hình và khả năng phát triển kinh tế. Liên Hiệp Quốc thường sử dụng các chỉ số trong kết cấu dân số theo trìnhđộ học vấn như là một trong các yếu tố để đánh giá sự phát triển của môi trường xã hội.