Tổng quan về dân số

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 54 - 55)

III. Mối liên hệ giữa con người với môi trường 1 Quan hệ giữa con người với môi trường

2.1Tổng quan về dân số

Dân số là cơ sở vật chất của xã hội (Tống Văn Đường và các tác giả, 1997), chính vì vậy, con người đã nghiên cứu vấn đề dân số và hình thành các khái niệm về vấn đề này từ xa xưa.

Thời cổ đại Aristote (384-322 trước CN) và Platon (428-347 trước CN) ở Hy Lạp hay Hàn Phi Tử (280-233 trước CN), Khổng Tử (551-497 trước CN) ở Trung Hoa đã chú ý đến việc khai thác môi trường và hậu quả của sự phát triển dân số; luận điểm của các tác giả này cho rằng sự phát triển dân số tất yếu sẽ dẫn đến nghèo đói và tệ nạn xã hội, và nhấn mạnh đến “chất lượng dân số” hơn “số lượng dân số”. Thời trung đại, trái lại, Ibn Khadul (Ảrập, 1332-1406) và Thomas More (Anh, 1478-1535) chủ trương khuyến khích sự gia tăng dân số. Các tác giả này cho rằng dân số là một bộ phận cấu thành xã hội, là người tiêu dùng đồng thời cũng là người tạo ra sản phẩm xã hội, dân số cao sẽ khai thác nhanh và sử dụng tốt tài nguyên. Theo quan điểm khác, Thomas Robert Malthus (1766-1834), nhà nghiên cứu nổi tiếng thời kỳ cận đại, đã cho rằng “dân số tăng theo cấp số nhân” nhưng “tư liệu sinh hoạt tăng theo cấp số cộng”. Từ sự phân tích của Malthus, hậu quả sẽ là (dẫn theo Tống Văn Đường và các tác giả, 1997): MÔI TRƯỜNG – TÀI NGUYÊN DÂN SỐ (loài người) PHÁT TRIỂN

• Đói nghèo do dân số tăng quá nhanh, không liên hệ hoặc liên hệ rất ít đến cách quản lý xã hội và sự phân phối sản phẩm xã hội.

• Thừa nhân khẩu là tự nhiên và không thể bị xoábỏ.

Theo đó, Malthus chia ra làm 2 loại yếu tố kìm hãm sự gia tăng dân số • Những yếu tố có tính chất phá hoại: đói nghèo, dịch bệnh và chiến tranh. • Những yếu tố có tính chất phòng ngừa: kết hôn muộn và tiết dục.

Mặc dù bị phê phán kịch liệt từ nhiều khía cạnh nhưng học thuyết Malthus vẫn được phát triển dưới nhiều dạng khác nhau trong các nghiên cứu về mối quan hệ dân số - phát triển trên thế giới nói chung, đặc biệt ở các nước đang phát triển nói riêng.

Quan điểm của chủ nghĩa Max – Lenine cho rằng tái sản xuất dân số có bản chất kinh tế-xã hội mà không phải mang bản chất sinh học như quan điểm của Malthus. Do vậy, mỗi hình thái kinh tế-xã hội có quy luật dân số riêng. Và, thất nghiệp và nghèo đói là do phương thức sản xuất xã hội quyết đinh. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến sự thích ứng giữa quy mô và tốc độ tăng dân số với trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phải nên có sự điều chỉnh dân số (Tống Văn Đường và các tác giả, 1997).

Một phần của tài liệu sinh thái học môi trường (Trang 54 - 55)