III. Mối liên hệ giữa con người với môi trường 1 Quan hệ giữa con người với môi trường
d. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ ha
Thời kỳ này trải qua nhiều thay đổi lớn về kinh tế và công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đã lan rộng toàn cầu. Con người hiểu rõ hơn nguyên nhân của nạn đói, dich bệnh và đã khắc phục được ở mức độ nhất định. Về phương diện chính trị, phần lớn các nước thuộc địa và phụ thuộc đã giành được độc lập, thoát khỏi sự chi phối của các quốc gia tư bản. Điều này góp phần ảnh hưởng đến sự gia tăng dân số thế giới.
Đây là thời kỳ dân số phát triển nhanh, sự gia tăng dân số liên tục đã dẫn đến bùng nổ dân số (population explosion). Tuy nhiên, sự gia tăng dân số diễn ra rất khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Các nước kinh tế phát triển đã trải qua giai đoạn biến động dân số dần đi vào giai đoạn ổn định dân số. Trong khi đó, các nước đang phát triển vẫn gia tăng dân số với nhịp độ cao.
Hình 26. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ tử thô dân số thế giới qua các giai đoạn phát triển
(Nguồn: http://www.census.gov)
2.4 Dân số Việt Nam
Các số liệu thống kê dân số thực sự chỉ có sau năm 1979. Tuy nhiên trước đó cũng có một vài số liệu có thể tham khảo. Theo các số liệu đã có, sự phát triển dân số Việt Nam diễn ra như sau:
Bảng 11. Dân số Việt Nam qua các thời kỳ
Thời kỳ Dân số
(1.000 người)
Số dân tăng thêm sau 10 năm (1.000 người) Đầu Công nguyên
Thời kỳ Vua Quang Trung
Thời kỳ Vua Gia Long (1802-1819) Thời kỳ Vua Minh Mạng (1820- 1840)
Thời kỳ Vua Thiệu Trị (1841-1847) Thời kỳ Vua Tự Đức (1847-1883) Năm 1921 Năm 1931 Năm 1941 Năm 1951 Năm 1955 Năm 1965 Năm 1975 Năm 1979 Năm 1985 Năm 1990 Năm 1995 Năm 1999 1.800 4.000 4.290 5.203 6.894 7.171 15.500 17.702 20.900 23.061 25.074 34.929 47,638 52.741 59.872 66.233 74.000 77.000 2.202 3.198 2.161 9.855 12.709 5.103 7.131 6.361 7.767
Tính đến tháng 7/2005 dân số Việt Nam là 83.535.576, dân số đạt đến 86.936.464
năm 2010 (Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Chỉ báo Phát triển Thế giới), 90 triệu người năm 2011 (http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/4130.htm) với các chỉ báo như sau (http:// ww.census.gov):
Tham khảo: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=418&ItemID=2688
•Kết cấu tuổi: + 0-14 tuổi: 27.9% (Nam 12.065.777/Nữ 11.212.299)
(Age structure) + 15-64 tuổi: 66.4% (Nam 27.406.456/Nữ 28.024.250)
+ Trên 65: 5.8% (Nam 1.889.585/Nữ 2.937.209) (2005)
•Tuổi trung vị (Median age): + Tổng dân số: 25,51, Nam: 24,4, + Nữ: 26,68 (2005) •Tỷ lệ gia tăng dân số (Population growth rate): 1.04% (2005)
•Tỷ lệ sinh (Birth rate): 17,07 trẻ em/1.000 dân (2005) •Tỷ lệ tử (Death rate): 6.2 tử vong/1.000 dân (2005) •Tỷ lệ giới tính (Sex ratio): + Trẻ sơ sinh: 1.08 nam/nữ
+Dưới 15 tuổi: 1.08 nam/nữ
+ 15-64 tuổi: 0.98 nam/nữ + Từ 65 trở lên: 0.64 nam/nữ
+ Tổng số dân cư: 0.98 nam/nữ (2005)
Hình 27. Dân số Việt Nam theo các nhóm tuổi qua các giai đoạn từ 1975 - 2025 (Nguồn: http:// www.undp. org.vn)
Tính đến năm 2002, dân số dưới 15 tuổi chiếm 32% (trung bình của thế giới là 29%), dân số trên 65 tuổi là 5% (trung bình của thế giới là 7%). Trong đó dân số đô thị chiếm 20% (so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 47%). Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của Việt Nam lại cao hơn. Tuổi thọ trung bình là 69, nữ là 72 (71,4) và nam là 67 (66,7) so với thế giới là 68 và 64.Tỷ suất tử vong dưới 5 tuổi là 26/1000. (Nguồn:
Government Data, UNDP, WEF, IMF, IBRD–
UNDP Viet Nam Country Office: Email webmanager.vn@undp.org; http://www.undp.org.vn/undp/fact/base.htm) Ng h ìn n g ư ời
Diện tích của Việt Nam 329.560 km2 trong đó diện tích đất là 325.360 km2. Tính đến năm 2000, mật độ dân số Việt Nam là 236 người/km2 (so với mật độ dân số thế giới là 45 người/km2). Tính đến 2005, với dân số gia tăng, mật đô dân số trung bình của Việt Nam là 238,6 người/km2 (http://www.studentsoftheworld.info). Theo Lê Thị Thanh Mai (2002), mật độ này cao gấp 5-6 lần so với mật đô tiêu chuẩn là 35– 40người/km2. Tuy nhiên, do phân bố không đều nên mật độ này rất khác nhau tùy theo vùng. Ví dụ: mật độ tại thành phố Hồ Chí Minh là 2,410 người/km2, Hà Nội là 2.883 người/km2, Hưng Yên là 1.202 người/km2, Hải Phòng 1.113 người/km2, Daklak 90 người/km2, Lai Châu 34 người/km2, Kontum 32 người/km2…Theo UNDP Việt Nam, một số chỉ báo về phát triển xã hội Việt Nam như sau: tỷ lệ biết đọc-viết người lớn là 91%; tỷ lệ tốt nghiệp cấp I là 93,9%; cấp II là 65% (tính đến 2002) và tốt nghiệp trung học là 38% (tính đến năm 2000). Tính đến tháng 01 năm 2002, 12,95% dân số ở mức nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế, con số này sẽ là 29%.
Hình 28. Đồ thị biểu diễn sự gia tăng tuổi thọ của dân cư Việt Nam và thế giới qua các giai đoạn từ 1975- 2025
(Nguồn: http:// www.undp. org.vn)
Các số liệu trên cho thấy dân số Việt Nam là một dân số tương đối trẻ. Tính đến tháng 7/2000 dân số trong độ tuổi lao động là 59% và đến năm 2009 sẽ là 70% (Lê Thị Thanh Mai, 2002). Đối với một nước đang phát triển, việc giải quyết lao động là rất khó khăn. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng phải giải quyết nhiều trở ngại do nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với gần 80% dân số tập trung ở nông thôn. Ngoài ra việc phân bố dân cư không đều còn dẫn đến nhiều vấn đề về môi trường và tài nguyên.
2.5. Bùng nổ dân số và vấn đề kiểm soát dân số2.5.1 Bùng nổ dân số 2.5.1 Bùng nổ dân số
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2002), “Sự bùng nổ dân số là mức tăng
trưởng dân số quá nhanh trong thời gian ngắn”.
Hiện nay, dân số vẫn là một vấn đề nan giải của thế giới. Đối với các nước đang phát triển châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi, dân số vẫn đang gia tăng nhanh, đặc biệt là ở châu Phi. Với sự phân bố dân cư không đều, mật độ dân số cao gây áp lực lên môi
Nă
m
trường và tài nguyên. Các nhà khoa học thường nói đến “thừa dân số” là khi mà “số dân vượt quá nguồn tài nguyên cơ bản mà nó phụ thuộc” (Lê Văn Khoa và các tác
giả, 2002). Uớc tính, hiện nay mỗi năm thế giới sẽ có thêm 93 triệu người, 4 ngày dân số thế giới bổ sung thêm 1 triệu người, mỗi giờ có thêm 10.612 em bé ra đời.
Thực tế đã chứng minh rằng ở đâu dân số tăng nhanh, mật độ dân cư cao thì ở đó môi trường sẽ suy thoái nhanh chóng, nhất là nơi mà chính quyền không có những biện pháp quản lý thích hợp. Nhiều vấn đề mà nhân loại toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt, cả về tự nhiên lẫn về xã hội như đói nghèo, thiếu hụt tài nguyên (đất, nước, khoáng sản, năng lương…), suy thoái chất lượng và ô nhiễm môi trường, di dân và tệ nạn xã hội…
2.5.2. Các giải pháp kiểm soát dân số
Theo Lê Văn Khoa và các tác giả (2002), một trong các biện pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân các quốc gia là thông qua các chính sách và thực hiện các chương trình dân số. Đối với các quốc gia có sự gia tăng dân số nhanh, các chính sách và chương trình dân số có thể giúp cho việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội bằng cách kiểm soát và ngăn chặn sự tăng trưởng dân số nhanh quá mức. Qua đó, hạn chế các vấn đề nảy sinh như thiếu hụt lương thực và việc làm, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và giáo dục, nhu cầu các phương tiện sinh hoạt, nhà ở và đô thị hóa…