Khái niệm và đặc điểm hoạt động của DN FDI

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 27 - 28)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Khái niệm và đặc điểm hoạt động của DN FDI

1.2.1.1. Khái niệm DN FDI

Theo Luật Đầu tư 2005, DN FDI bao gồm DN do nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; DN Việt Nam do

nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại; nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

1.2.1.2. Đặc điểm hoạt động của DN FDI

- Mục đích đầu tư: DN FDI đầu tư chủ yếu với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận ở các nước nhận đầu tư.Các DN FDI chủ yếu là các công ty con của các tập đoàn kinh tế lớn, sau khi nghiên cứu pháp luật, các lợi thế đầu tư, tận dụng các ưu thế ở các nước đang phát triển (như: luật pháp, ưu đãi, đất đai, lao động…) để lách luật, tránh thuế để tìm kiếm lợi nhuận tối đa.

- Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ để dành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát DN. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền và tự chọn lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ, do đó tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ.

- DN FDI có lợi thế về vốn đầu tư, quy mô lớn. FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn các DN trong nước.

1.2.1.3. Các loại thuế liên quan đến DN FDI

Hiện nay, các DN FDI thường phải thực hiện các loại thuế sau: thuế nhập

khẩu, thuế xuất khẩu, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Thông tư 60/2012/TT-BTC.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 27 - 28)