Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là DN FDI thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vì:

- Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, các DN FDI được hưởng rất nhiều ưu đãi; mặt khác, do đặc điểm, tình hình hoạt động của các DN này rất khác biệt so với các DN trong nước (họ thường là những tập đoàn kinh tế hoạt động xuyên quốc gia, có trình độ hiểu biết về pháp luật cao,...) nên các hình thức trốn thuế, gian lận về thuế thường rất tinh vi và khó phát hiện ( như thông qua các hình thức chuyển giá, giao dịch thương mại điện tử.v.v.). Tình trạng này đã và đang gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, gây nên tình trang bất bình đẳng, không công bằng giữa các DN, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh.

- Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng kinh tế kết hợp với chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư đã là điểm đỗ của các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn như Honhai, Canon, Samsung, Nokia… đồng thời kéo theo đó là các công ty vệ tinh. Tính đến 31/12/2012 toàn Tỉnh Bắc Ninh đã có 347 dự án FDI với tổng vốn đầu tư (đăng ký) là 3.842 triệu USD. Tuy nhiên, công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với DN FDI vẫn còn những hạn chế, vẫn để thất thu ngân sách. Nếu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra thuế đối với các DN FDI thì sẽ góp phần đáng kể trong việc chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)