6. Bố cục của luận văn
4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm
Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế hàng năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả thanh tra thuế. Để tăng cường thanh tra thuế, nhất thiết phải nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch thanh tra thuế. Muốn vậy cần:
- Lập kế hoạch thanh tra thuế hiện nay được thực hiện trên ứng dụng TPR - Ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch thanh tra thuế căn cứ trên việc xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro. Lựa chọn DN thanh tra nói chung và các DN FDI nói riêng để kế hoạch thanh tra đạt chất lượng cần:
+ Xây dựng bộ tiêu chí, nhất là tiêu chí động (Do Cục thuế xây dựng) phù hợp với thực tế rủi ro phát sinh tại địa phương.
+ Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác dữ liệu hồ sơ khai thuế, hồ sơ pháp lý của NNT ( như: các dữ liệu về thông tin DN, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, báo cáo tài chính, các điều chỉnh kê khai...) vào hệ thống phần mềm quản lý thuế để từ đó áp dụng phân tích rủi ro theo các báo cáo tự động kết xuất từ hệ thống phần mềm ứng dụng.
- Theo quy định lập kế hoạch thanh tra được lập 15% theo phương pháp phân tích rủi ro hồ sơ khai thuế bằng phương pháp thủ công. Do vậy khi lập kế hoạch bằng phương pháp này cần lưu ý các trường hợp sau:
+ Các DN được hoàn thuế nhưng chưa được kiểm tra trước hoặc sau hoàn thuế; + Các DN thuộc diện được ưu đãi về thuế (Miễn thuế, giảm thuế) do DN tự xác định hoặc ưu đãi về thuế được ghi trên Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Các DN FDI có công ty mẹ ở nước ngoài có dấu hiệu nghi ngờ trốn thuế thông qua hoạt động chuyển giá.
+ Các DN FDI quyết toán lỗ lớn, lỗ quá vốn chủ sở hữu hoặc lỗ nhiều năm nhưng vẫn có qui mô doanh thu lớn, vẫn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng phạm vi kinh doanh, phát triển hệ thống kinh doanh.
+ Các DN chuyển đổi loại hình, liên doanh, liên kết có phát sinh việc đánh giá lại tài sản, chuyển nhượng vốn;
+ Các DN có dấu hiệu sử dụng hoá đơn bất hợp pháp. Các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật do Cơ quan Công an đã thông báo và phối hợp xử lý.