Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Nguồn nhân lực phục vụ thanh tra thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: thanh tra, kiểm tra thuế; tuyên truyền, hỗ trợ NNT; kê khai kế toán thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Trong đó bộ phận thanh tra trực tiếp thực hiện công tác thanh tra NNT.

Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuế hiện đại và tính chất phong phú, phức tạp, nhiều loại hình của NNT cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ thanh tra thuế là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác thanh tra. Cán bộ thanh tra phải được đào tạo, bồi

dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ thanh tra các sắc thuế. Ngoài ra, để có thể lựa chọn đúng NNT đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm cũng như để phân tích chính xác thông tin NNT trong quá trình thanh tra tại DN, thì kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro, trình độ tin học của cán bộ thanh tra cũng là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế thật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thanh tra, đạo đức nghề nghiệp phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.

Số lượng cán bộ thanh tra thuế cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả thanh tra thuế. Với số lượng DN ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, các thủ đoạn luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc thanh tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định. Nếu nguồn lực thanh tra thiếu thì không thể đạt hiệu quả thanh tra cao. Nhưng nếu bộ máy thanh tra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như ngân sách Nhà nước. Do vậy, tổ chức bộ máy cán bộ công chức thuế nói chung và bộ máy thanh tra thuế nói riêng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thanh tra thuế.

1.3.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thanh tra thuế bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bị làm việc và địa điểm làm việc.

Kế hoạch thanh tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro NNT và việc lập kế hoạch thanh tra chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu quả khi cơ quan thuế xây dựng được một hệ thống thông tin về NNT đầy đủ, chính xác và kịp thời, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, của các phần mềm ứng dụng. Nếu không, các vấn đề rủi ro, các nghi vấn, bất hợp lý về NNT sẽ không được phát hiện một cách chính xác, kịp thời. Việc lựa chọn NNT đưa vào kế hoạch thanh tra không chỉ dựa vào dữ liệu mà cơ quan thuế thu thập được mà còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu về NNT. Để thực hiện được điều này, ngoài kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ thuế, cần thiết phải có sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và các

ứng dụng tin học chuyên biệt về quản lý thông tin, tra cứu thông tin và xử lý thông tin tự động.

Cán bộ thanh tra sẽ thực hiện công việc và hoàn thành công việc của mình tốt hơn nếu được trang bị đầy đủ công cụ làm việc. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, quá trình làm việc của thanh tra thuế không thể tách rời hệ thống máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay khi làm việc ở cơ sở DN. Trang thiết bị làm việc đầy đủ, hiện đại sẽ giúp thanh tra thuế xử lý dữ liệu một cách nhanh chóng, chính xác, tránh được các lỗi toán học khi xử lý dữ liệu thủ công. Việc lưu trữ hồ sơ, số liệu của NNT cũng được thực hiện tốt hơn với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại.

Địa điểm làm việc, cơ sở hạ tầng trụ sở cơ quan thuế và phương tiện đi lại phục vụ thanh tra thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng thường xuyên đến hiệu quả làm việc của cán bộ thanh tra. Làm việc trong điều kiện cơ sở hạ tầng xuống cấp, chật chội, thiếu thốn, … sẽ không thể đảm bảo một môi trường làm việc tốt kích thích cán bộ thuế yên tâm công tác.

1.3.1.3. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống thuế tốt là tính hiệu quả của hệ thống với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự nguyên cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của đối tượng nộp thuế. Để đạt được điều này, ngoài việc xử lí nghiêm các hành vi vi phạm cần có sự tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả của cơ quan thuế.

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp đối tượng nộp thuế cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội kịp thời nắm bắt các qui định về thuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế - nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của đối tượng nộp thuế.

Đồng thời thông qua những thông tin, dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, đối tượng nộp thuế sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế cũng như hiểu đúng các qui định của pháp luật thuế, từ đó giảm dần các sai phạm không cố ý. Chính sự tự giác chấp hành đúng nghĩa vụ thuế sẽ làm giảm chi phí quản lí của cơ quan thuế.

Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ NNT kết hợp với hoạt động thanh tra thuế giúp NNT phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chế hành vi vi phạm hành chính về thuế và đặc biệt là hành vi trốn thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)