Kinh nghiệm thanh tra thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2. Kinh nghiệm thanh tra thuế ở Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Cục Thuế Hà Nội

Trong giai đoạn 2009-2011, cùng với lợi thế về nguồn thu khi số lượng các DN thành lập mới tăng nhanh, công tác quản lý thuế của Hà Nội phải đối diện với thách thức rất lớn, bởi loại hình, ngành nghề, phạm vi kinh doanh của DN ngày càng mở rộng, đa dạng và phức tạp; càng khó khăn hơn khi lực lượng cán bộ thực hiện công tác thanh tra còn mỏng. Đối trọng với áp lực của nhiệm vụ chống thất thu với yêu cầu ngày càng cao, Cục Thuế Hà Nội đã chủ trương đổi mới phương pháp thanh tra để nâng cao hiệu quả công tác.

Nỗ lực đổi mới

Với vai trò mũi nhọn trong công tác chống thất thu và nợ đọng thuế, công tác thanh tra đã được cải cách mạnh mẽ từ khâu lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành, cho đến triển khai thực hiện. Công tác này cũng liên tục ghi nhận những đổi mới để đáp ứng yêu cầu quản lý. Nếu trong 2 năm 2009 - 2010, việc xây dựng kế hoạch thanh tra theo mô hình phân tán làm bộc lộ những khiếm khuyết khi chưa bao quát hết được các DN, quá trình triển khai tốn nhiều thời gian, công sức, lại phụ thuộc nhiều

vào ý chủ quan của cán bộ quản lý, thì từ năm 2011, Cục Thuế đã xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, đồng thời thiết kế bộ tiêu chí rủi ro để áp dụng tính điểm đối với 100% DN đang hoạt động trên địa bàn. Trong triển khai kế hoạch thanh tra, thay đổi cách thức theo hướng tăng thời gian phân tích, đánh giá hồ sơ tại bàn, rút ngắn thời gian làm việc tại DN để tận dụng tối đa quỹ thời gian, đồng thời đưa công tác thanh tra đi vào trọng tâm, trọng điểm. Nhờ đó giai đoạn 2009-2011, mặc dù hạn chế về nguồn nhân lực, Cục Thuế Hà Nội vẫn tiến hành được 2.012 cuộc thanh tra, với tổng số thuế truy thu, phạt và truy hoàn 1.454 tỷ đồng. Riêng năm 2011, việc cải cách mạnh mẽ cách thức tiến hành thanh tra đã giảm lỗ 1.295 tỷ đồng, giảm thuế GTGT còn được khấu trừ 83,8 tỷ đồng.

Ngoài việc đảm bảo kế hoạch thanh, nỗ lực chống thất thu là kết quả các cuộc thanh tra theo chuyên đề và việc phối hợp với các ngành chức năng để phòng, chống các hành vi gian lận, trốn thuế. Cụ thể trong 3 năm 2009-2011, với chuyên đề thanh tra hoàn thuế, Cục Thuế đã loại trừ 417 tỷ đồng thuế GTGT không đủ điều kiện hoàn, xử lý truy hoàn và phạt 97,6 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra chống chuyển giá, đã điều chỉnh giảm lỗ 309 tỷ đồng, giảm khấu trừ 281 triệu đồng, xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 62 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra DN hưởng ưu đãi thuế đã tăng số thuế phải nộp 26,6 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra các DN đầu tư nước ngoài, DN lỗ, đã giảm lỗ 943 tỷ đồng, truy thu và phạt 133 tỷ đồng; với chuyên đề thanh tra DN xây dựng và kinh doanh bất động sản đã giảm lỗ và giảm khấu trừ 118 tỷ đồng, truy thu và phạt 251 tỷ đồng.

Đối với Cục Thuế Hà Nội, kết quả công tác chống thất thu và nợ đọng thuế không chỉ nằm ở các con số, mà quan trọng hơn là qua các cuộc thanh tra tra, cơ quan thuế đã nhận diện được các dấu hiệu, hành vi vi phạm, đúc kết thêm được nhiều kinh nghiệm quản lý để phổ cập, từ đó nâng cao hiệu quả thanh, kiểm tra, cũng như kỹ năng, năng lực thực thi công vụ cho lực lượng cán bộ làm công tác này.

Tiếp tục hoàn thiện

Mặc dù khẳng định những kết quả từ nỗ lực đổi mới, cải cách công tác thanh tra, song Cục thuế Thành phố Hà nội cũng thẳng thắn thừa nhận nhiều bất cập còn tồn tại. Đến nay, ngành thuế chưa xây dựng được phần mềm ứng dụng phục vụ

công tác kiểm tra tại cơ quan thuế; chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ, khoa học về NNT, nên chưa thực sự phân loại được DN để thực hiện kiểm tra theo phương pháp rủi ro; phương pháp thanh tra thiếu khoa học, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao, số lượng hồ sơ thanh tra còn tồn đọng lớn; chưa kể đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu về nhân sự, hạn chế về năng lực, thụ động trong thực thi công vụ nên ảnh hưởng nhất định đến chất lượng triển khai nhiệm vụ.

Chính vì vậy, để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra là ngăn chặn và phòng chống hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tạo sức lan toả, nâng cao tính tuân thủ của NNT và hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, Cục Thuế Hà Nội đã xây dựng cho mình những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Theo đó, đối với công tác thanh tra tại trụ sở NNT, ngoài yêu cầu tăng thời gian phân tích hồ sơ tại bàn, giảm thời gian làm việc tại DN; đẩy mạnh công tác dự báo, tổng kết hành vi vi phạm để đề xuất các biện pháp phòng ngừa, Cục Thuế sẽ tiến hành xây dựng sổ tay thanh tra điện tử để truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho cán bộ. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác phối hợp trong việc đấu tranh với các hành vi gian lận, trốn thuế, Hà Nội sẽ chủ động kiện toàn bộ máy thanh tra theo hướng bổ sung đủ nguồn nhân lực, trước mắt sẽ trưng dụng 5-6% số cán bộ ở các bộ phận khác để bổ sung thêm lực lượng; siết chặt kỷ luật kỷ cương đội ngũ; đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, trong đó chú trọng đào tạo tại chỗ nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí; đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các chức năng quản lý để đảm bảo vừa sự công khai, minh bạch, vừa hỗ trợ, giám sát lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh

Nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Thời gian qua, ngành thuế Quảng Ninh đã không ngừng đẩy mạnh công tác thanh tra tra thuế góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách địa phương.

Xác định việc thanh tra tra thuế là công tác thường xuyên của cơ quan thuế các cấp. Theo đó Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh đã triển khai xây dựng kế hoạch thanh tra, quyết định giao nhiệm vụ thanh tra tối thiểu cho từng đơn vị. Đồng thời tập trung thực hiện thanh tra tra theo chuyên đề đối với các ngành, lĩnh vực có rủi ro

cao tiềm ẩn khả năng thất thu thuế. Việc tập trung thanh tra theo chuyên đề nhằm phát hiện các hình thức, thủ đoạn gian lận để chấn chỉnh kịp thời việc kê khai thuế của DN. Từ đó hệ thống hoá các hình thức, thủ đoạn gian lận, trốn thuế để phổ biến nhân rộng cho lực lượng công chức thanh tra nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cùng với đó, ngành Thuế còn phối hợp với các cơ quan liên quan như: Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, tài nguyên và môi trường... trong việc phòng chống các hành vi gian lận, trốn thuế theo lĩnh vực, các giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, nâng giá các mặt hàng tiêu dùng, buôn lậu qua biên giới.

Trong năm 2011, ngành thuế đã hoàn thành và xử lý 120 trường hợp; kết quả xử lý truy thu, xử phạt hành chính vi phạm pháp luật thuế là 61,394 tỷ đồng. Thực hiện thanh tra 264 cuộc tại DN với kết quả truy thu, truy hoàn xử phạt hành chính gần 40 tỷ đồng. Đặc biệt, tại một số cuộc thanh tra cơ quan thuế đã xử lý ấn định tăng giá trị hàng hoá bán ra gần 20 tỷ đồng đối với các giao dịch mua, bán không phù hợp với thực tế trên thị trường. Theo kế hoạch, trong năm 2012, ngành thuế sẽ tiếp tục củng cố đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra xử lý về thuế. Không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thuế để đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại của ngành. Một trong những giải pháp quan trọng của ngành Thuế đối với nhiệm vụ thu ngân sách là đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế thông qua các biện pháp: Đẩy mạnh thực hiện thanh tra theo chuyên đề; tăng cường thanh tra các hoạt động giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá của các DN; nâng cao chất lượng kiểm tra thường xuyên hồ sơ khai thuế ngay tại trụ sở cơ quan thuế đối với các hồ sơ khai thuế trên cơ sở phân loại NNT theo ý thức tuân thủ để quản lý; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế đến từng người dân; đối thoại trực tiếp với DN, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về chính sách thuế.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)