Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 91 - 94)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệ thống thuế tốt là tính hiệu quả của hệ thống, với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự nguyên cao trong

việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của NNT. Để đạt được điều này, ngoài việc xử lí nghiêm các hành vi vi phạm, cần có sự tuyên truyền, hỗ trợ hiệu quả của cơ quan thuế.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT cần được tăng cường để nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như giải đáp được những vướng mắc của NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, tránh việc vi phạm pháp luật thuế do sai sót không cố ý gây ra. Ngành thuế cần thay đổi quan điểm quản lý, coi NNT là khách hàng của mình để phục vụ. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT có tác dụng giúp NNT hiểu được các loại thuế cần phải nộp, cách tính số thuế phải nộp, thời hạn kê khai, nộp thuế và tự động chấp hành nghĩa vụ thuế. Nhờ đó, CQT tiết kiệm thời gian và nhân lực để thanh tra các trường hợp cố tình kê khai sai, khai thiếu.

Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ của cơ quan thuế sẽ giúp NNT cũng như các tổ chức, cá nhân trong xã hội kịp thời nắm bắt các qui định về thuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế - nghĩa vụ thiêng liêng nhưng cũng là quyền lợi của NNT.

Đồng thời, thông qua những thông tin, dịch vụ hỗ trợ do cơ quan thuế cung cấp, NNT sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế, cũng như hiểu đúng, đầy đủ các qui định của pháp luật thuế, từ đó giảm dần các sai phạm không cố ý. Chính sự tự giác chấp hành đúng nghĩa vụ thuế của NNT sẽ làm giảm chi phí quản lí của cơ quan thuế, tiết kiệm chi phí cho Nhà nước và giảm thiểu tình trạng thất thu thuế.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ. Tổ chức các buổi toạ đàm, đối thoại với DN để kịp thời nắm bắt nhu cầu cũng như phản ánh của NNT về các vấn đề liên quan. Đặc biệt cần chú trọng các buổi hội nghị với người đại diện các DN FDI để giải đáp thắc mắc, tiếp thu ý kiến góp ý cũng như nguyện vọng và đề xuất của nhà đầu tư nước ngoài. Tổ chức chương trình phổ biến kiến thức về thuế định kỳ trên đài phát thanh và truyền hình. Giao lưu trực tuyến với NNT. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác trong toàn xã hội nhằm thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ về thuế. Phối hợp với các ngành, các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội… tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế.

- Đưa nội dung tuyên truyền về thuế vào nội dung sách giáo khoa, giáo trình của học sinh, sinh viên. Đưa hệ thống chính sách thuế, văn bản pháp luật về thuế, tình huống thuế và mẫu biểu sổ sách kế toán, mẫu biểu hệ thống tờ khai, hồ sơ khai thuế vào chương trình học tập của sinh viên, giúp sinh viên làm quen với công tác thuế ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, giúp sinh viên có kiến thức thực tế về công việc ngay khi ra trường. Tổ chức những buổi giao lưu, nói chuyện giữa cán bộ thuế và học sinh, sinh viên.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các chuẩn mực trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền hỗ trợ. Tổ chức xây dựng mẫu biểu, phương pháp điều tra, đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan thuế đối với các đối tượng trong và ngoài ngành thuế. Triển khai điều tra, thu thập thông tin đánh giá hàng năm.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, cần đầy mạnh công tác tư vấn thuế, vì tư vấn thuế tốt sẽ giúp cho NNT kê khai, nộp thuế bài bản và chuyên nghiệp hơn, tuân thủ pháp luật tốt hơn, tình trạng vi phạm pháp luật về thuế, nợ thuế, gian lận về thuế hoặc trốn thuế của NNT sẽ giảm bớt

4.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan thuế nhằm hỗ trợ tối đa công tác thanh tra thuế

Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc “quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, các bộ phận thuộc nội bộ Cục thuế. Tuy nhiên, tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, sự phối hợp giữa các bộ phận còn chưa chặt chẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thanh tra thuế. Để hoàn thiện thanh tra thuế, cần thực hiện đúng chức năng đã được quy định của mỗi phòng ban và tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan thuế.

- Công tác phân tích nợ thuế theo quy định là chức năng của phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế nhưng trên thực tế, các phòng Kiểm tra thuế vẫn phải phân loại nợ thuế. Phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế thường xuyên ra thông báo nợ

thuế nhưng khi NNT có thắc mắc lại hướng dẫn gặp cán bộ phòng Kiểm tra thuế để đối chiếu lại khoản nợ. Phòng Kê khai và kế toán thuế với chức năng nhập số liệu chưa phối hợp chặt chẽ với phòng Kiểm tra thuế và Phòng Quản lý và cưỡng chế nợ thuế để xác định lại số liệu. Do đó, việc theo dõi nợ thuế của NNT chưa chính xác khiến cho việc phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra thuế thiếu căn cứ. Vì vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban trên để cơ sở dữ liệu về NNT được hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả thanh tra thuế.

- Cần có sự phối hợp về công tác chuyên môn cũng như phối hợp cung cấp thông tin về NNT giữa các phòng Kiểm tra thuế và thanh tra thuế.

- Ngoài ra, các phòng ban cần phối hợp tốt hơn nữa trong việc xử lý sau thanh tra như: nhập kết quả thanh tra, phối hợp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính và quyết định truy thu thuế sau thanh tra, hướng dẫn NNT thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 91 - 94)