6. Bố cục của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
Nhằm thực hiện tốt công tác thanh tra thuế, góp phần chống thất thu ngân sách. Từ kinh nghiệm về thanh tra thuế ghi nhận từ nước Anh và Trung Quốc và từ 2 tỉnh bạn có nhiều điểm tương đồng với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, nâng cao trình độ của công chức thanh tra thuế:
Công chức làm công tác thanh tra thuế phải am hiểu về pháp luật, bao gồm Luật Thuế, Luật Thương mại và các luật khác; có trình độ phân tích, tổng hợp, bao quát; có kiến thức sâu về lĩnh vực kế toán, nắm vững các nguyên tắc kế toán; có phong cách giao tiếp với NNT, với đồng nghiệp.
Hai là, công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế
Xây dựng kế hoạch thanh tra thuế là khâu đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng, nó quyết định đáng kể đến chất lượng, kết quả thanh tra thuế. Để công tác thanh tra thuế đạt kết quả cao công tác xây dựng kế hoạch thanh tra thuế hàng năm dự trên cơ sở phân tích rủi ro; xây dựng, lựa chọn tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng cơ cấu trong kế hoạch thanh tra thuế phải hợp lý. Bài học kinh nghiệm về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra là bài học cần được quan tâm.
Ba là, đối với thanh tra chống chuyển giá
Bắc Ninh là một tỉnh có số DN FDI lớn, hầu hết là các công ty con của tập đoàn kinh tế đa quốc gia, do đó vấn đề chuyển giá rất tinh vi, hoàn hảo. Bài học kinh nghiệm thanh tra chống chuyển giá, nhận dạng hành vi chuyển giá và giải quyết vấn đề chuyển giá cần được quan tâm.
Hiện nay, ngành Thuế Việt Nam cũng đang thực hiện phương pháp APA để xác định giá giao dịch đối với các DN có liên kết. Việc triển khai thực hiện này vẫn đang ở bước đầu nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn. Kinh nghiệm thanh tra chống tránh thuế của Trung Quốc giúp ngành thuế cả nước nói chung và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nói riêng làm quen với loại hình thanh tra mới trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO.
Bốn là, đối với thanh tra thuế TNCN
Thanh tra thuế TNCN là chuyên đề thanh tra chủ yếu đối với thanh tra thuế DN FDI, việc tránh thuế TNCN xảy ra khi không kiểm soát hết các nguồn thu nhập chịu thuế của ĐTNT, thông thường người nước ngoài làm việc tại DN FDI có thu nhập tại các DN FDI và thu nhập ở nước ngoài (công ty mẹ). Khi kê khai thu nhập họ chỉ khai phần thu nhập tại Việt Nam, không khai hết thu nhập ngoài Việt Nam,
do vậy thanh tra thuế TNCN các đối tượng này cần có sự phối hợp toàn cầu mới đạt kết quả mong muốn.
Ở Việt Nam, việc quản lý thu nhập gặp nhiều khó khăn do thói quen sử dụng tiền của người Việt. Ngành Thuế không kiểm soát hết được thu nhập của NNT. Kinh nghiệm thanh tra thuế TNCN của Trung Quốc cũng là bài học cần quan tâm, ghi nhận và học tập.
Năm là, tăng cường công nghệ tin học trong công tác thanh tra thuế
Công tác thanh tra thuế, tất cả các khâu từ lập kế hoạch thanh tra thuế, phân tích hồ sơ thanh tra thuế, đối chiếu chéo dữ liệu hóa đơn… cần phải được thực hiện bằng hệ thống máy tính. Đi đối với việc áp dụng CNTT, đồng thời cũng phải thường xuyên tổ chức học tập, tập huấn nâng cao trình độ tin học hóa cho cán bộ công chức nói chung và cán bộ làm công tác thanh tra thuế nói riêng thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Ý nghĩa của công tác thanh tra thuế đối với DN FDI?
- Thực trạng công tác thanh tra thuế và các hành vi vi phạm pháp luật thuế của DN FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
- Những hạn chế trong công tác thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh?
- Nguyên nhân hạn chế của công tác thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh?
- Những giải pháp chủ yếu tăng tường công tác thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tinh Bắc Ninh?
2.2. Hƣớng tiếp cận nghiên cứu
2.2.1. Tiếp cận theo quy mô DN và ngành nghề kinh doanh
Theo cách tiếp cận này, công tác thanh tra thuế được xem xét phù hợp với từng DN theo quy mô đầu tư, từng ngành nghề kinh doanh, các ngành nghề được ưu đãi thuế để định hướng, lập đề cương, bố trí nhân sự tham gia, thu thập các tài liệu, hồ sơ, chính sách phù hợp, tiến hành thanh tra đạt hiệu quả.
2.2.2. Tiếp cận có sự tham gia
Theo cách tiếp cận này, kết quả nghiên cứu của đề tài có sự tham gia của nhiều bên: cơ quan thuế, các DN, cơ quan Nhà nước liên quan; các nhận định, đánh giá sẽ được thảo luận, đánh giá theo cách nhìn từ nhiều phía, đảm bảo tính khách quan và đa dạng nguồn thông tin phục vụ cho phân tích.
2.2.3. Tiếp cận định lượng kết hợp định tính
Theo cách tiếp cận này, các số liệu thống kê, số liệu điều tra sẽ được tổng hợp, tính toán và phân tích, đồng thời các ý kiến chuyên gia, ý kiến của NNT, cán bộ thuế, các phương pháp phân tích SWOT được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tổ thống kê, so sánh…để vấn đề được phân tích sâu sắc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiên cứu. Tác giả chọn địa bàn nghiên cứu là DN FDI thực hiện nghĩa vụ thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vì:
- Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, các DN FDI được hưởng rất nhiều ưu đãi; mặt khác, do đặc điểm, tình hình hoạt động của các DN này rất khác biệt so với các DN trong nước (họ thường là những tập đoàn kinh tế hoạt động xuyên quốc gia, có trình độ hiểu biết về pháp luật cao,...) nên các hình thức trốn thuế, gian lận về thuế thường rất tinh vi và khó phát hiện ( như thông qua các hình thức chuyển giá, giao dịch thương mại điện tử.v.v.). Tình trạng này đã và đang gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, gây nên tình trang bất bình đẳng, không công bằng giữa các DN, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh.
- Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng kinh tế kết hợp với chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư đã là điểm đỗ của các dự án đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn như Honhai, Canon, Samsung, Nokia… đồng thời kéo theo đó là các công ty vệ tinh. Tính đến 31/12/2012 toàn Tỉnh Bắc Ninh đã có 347 dự án FDI với tổng vốn đầu tư (đăng ký) là 3.842 triệu USD. Tuy nhiên, công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đối với DN FDI vẫn còn những hạn chế, vẫn để thất thu ngân sách. Nếu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra thuế đối với các DN FDI thì sẽ góp phần đáng kể trong việc chống thất thu ngân sách Nhà nước.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan: các phòng chức năng của Cục Thuế, từng mốc thời gian, từng giai đoạn, từng đối tượng nghiên cứu…
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước; thông qua phương pháp chuyên gia sẽ giải quyết, phân tích vấn đề dựa trên các
đánh giá, nhận xét hay các ý kiến của các chuyên gia để đề xuất những giải pháp mang tính khoa học và tính khả thi cao.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả tổng hợp theo các phương pháp tổng hợp thống kê, sắp xếp, phân tổ, hệ thống các biểu bảng thống kê và đồ thị với các chỉ tiêu số lượng và chất lượng khoa học nhất sau khi đã làm sạch số liệu điều tra
2.3.5. Phương pháp phân tích thông tin
Sử dụng phương pháp so sánh: thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu, phương pháp thống kê so sánh (gồm cả so sánh số tuyệt đối và số tương đối) để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.
2.3.6. Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ, tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất; Phương pháp được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả thanh tra thuế.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả thanh tra thuế đối với DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh FDI tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh
2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thanh tra thuế
- Tổng số tiền thuế thu nộp NSNN hàng năm: là số thuế thu nộp NSNN từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Số tiền thuế huy động từ các DN FDI
- Số lượng DN lập kế hoạch thanh tra thuế hàng năm - Số DN được thanh tra thuế hàng năm
- Số DN FDI được thanh tra thuế
- Kết quả từ thanh tra thuế; kết quả thanh tra từ DN FDI.
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác thanh tra thuế đối với DN FDI
2.4.2.1. Tỷ lệ huy động thuế từ các DN FDI
Tỷ lệ huy động
thuế từ DN FDI =
Số thuế phải nộp từ các DN FDI
Chỉ tiêu này phản ánh nghĩa vụ thuế đối với NSNN từ các DN FDI. Như vậy, tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ huy động càng nhiều từ thuế của các DN FDI cho NSNN.
2.4.2.2. Tỷ lệ thất thu thuế
Tỷ lệ thất thu thuế =
Tổng số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo
Tổng số thuế phải thu trong kỳ báo cáo
(%)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu qua kiểm tra, thanh tra trong kỳ báo cáo trên số thuế phải thu trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số thuế thất thu càng nhỏ, hay nói cách khác quản lý thuế qua công tác kiểm tra, thanh tra của CQT càng có hiệu quả cao và ngược lại.
2.4.2.3. Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra thuế
Số thuế truy thu bình quân trên một cuộc
thanh tra thuế
= =
Tổng số thuế truy thu qua thanh tra thuế
Tổng số cuộc thanh tra thuế (%)
Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu bình quân của một cuộc thanh tra thuế; số thuế truy thu được qua một cuộc thanh tra thuế càng cao thì hiệu quả công tác thanh tra thuế càng lớn.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ TỈNH BẮC NINH
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01/01/1997, bao gồm Thành phố Bắc Ninh; 01 Thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong,
Thuận Thành, Tiên Du. Diện tích tự nhiên là 822,7 km2, dân số toàn tỉnh trên 1
triệu người. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố.
3.1.2. Vị trí địa lý
Bắc Ninh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 45 km, cách thành phố Hải phòng 110km và cách thành phố Hạ Long 125 km. Bắc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đường sắt nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc 18 nối Sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng. Mạng lưới đường thủy có Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi, nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của Thủ Đô Hà Nội. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
3.1.3. Điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội
Bên cạnh nghề cổ truyền cấy lúa trồng dâu, Bắc Ninh có những làng nghề thủ công danh tiếng được hình thành từ rất sớm như dệt tơ tằm Nội Duệ, chạm
gỗ Phù Khê, làm tranh Đông Hồ... nền kinh tế hàng hoá phát triển đã tạo nên sức bật cho các làng nghề, nhiều làng nghề chuyên môn hoá cao đã ra đời, chuyên sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh có nhiều có hội trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và thế giới, Bắc Ninh không chỉ được biết đến bởi những tên tuổi anh hùng, những bức tranh dân gian, những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại, mà Bắc Ninh còn đang được biết đến như một điểm sáng về phát triển công nghiệp. Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ với những bước đi dài công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu để đạt được mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Bắc Ninh có các khu công nghiệp tập trung như KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN Đại Đồng - Hoàn sơn ngoài ra còn rất nhiều Cụm công nghiệp làng nghề nằm trên khắp các địa bản của Tỉnh. Các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp tại Bắc Ninh đều có hạ tầng hiện đại là điểm đến của các tập đoàn kinh tế lớn đầu tư.
3.1.4. Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư
Với chủ trương đổi mới, thông thoáng ưu đãi, khuyến khích đầu tư Tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý ”một cửa, tại chỗ”, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh là cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp giải quyết mọi công việc đổi mới nhà đầu tư, đầu tư vào các khu công nghiệp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho nhà đầu tư.
UBND Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quy định về thủ tục hồ sơ, Quy chế phối hợp thẩm định dự án, cấp giấy phép đầu tư vào Khu công nghiệp Bắc Ninh và Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước đối với các Khu công nghiệp, giải quyết tốt các yêu cầu của nhà đầu tư.
Với điều kiện, chính sách thu hút đầu tư tốt như vậy tính đến 31/12/2012,