Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 95 - 98)

6. Bố cục của luận văn

4.3.1.Kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ Việt Nam

Một là, trao thẩm quyền điều tra, khởi tố về thuế cho thanh tra thuế:

Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ diễn ra ở một đơn vị, cá nhân, mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân ở các địa phương trong nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm đó sẽ gia tăng nếu cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Điều tra trốn thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo chống thất thu ngân sách Nhà nước có hiệu quả; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn, nghiệp vụ về thuế, kế toán, tài chính, nắm giữ các thông tin về NNT, có sự hợp tác quốc tế về thuế, nên việc trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, để việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.

Hiện tại, chưa có khái niệm điều tra thuế; vì thế, nên hiểu điều tra vi phạm pháp luật về thuế thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành Thuế và Hải quan là điều tra

hành chính chứ không phải điều tra hình sự. Trong những trường hợp có hiện tượng gian lận, trốn thuế với quy mô lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính tuân thủ pháp luật thuế, có liên quan đến nhiều đối tượng nộp thuế trong và ngoài nước thì đòi hỏi phải thực hiện công tác điều tra thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Do CQT có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt và có thể tiếp nhận nhiệm vụ điều tra nếu được đào tạo thêm nên ngành thuế hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức năng điều tra thuế. Hiện nay đội ngũ cán bộ thanh tra thuế có chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán, tài chính, luật đủ điều kiện để có thể thực hiện chức năng điều tra thuế.

Chính vì chức năng và quyền hạn của thanh tra thuế còn bị bó hẹp, chưa trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách, răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa được quy định là một chức năng của cơ quan thuế. Để tăng cường tính pháp lý cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, đòi hỏi phải tăng thêm quyền cho cơ quan thuế, trong đó có quyền điều tra thuế NNT, khởi tố các vi phạm pháp luật thuế đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; hoặc cần có giám định của cơ quan chuyên môn… Tuy nhiên, theo quy định của Luật quản lý thuế, cơ quan thuế không được giao chức năng khởi tố, điều tra các vi phạm pháp luật thuế mà phải chuyển hồ sơ qua cơ quan công an. Trong khi đó, lực lượng Công an lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra do thiếu thông tin về NNT; thiếu chuyên môn về quản lý thuế. Khi chuyển từ cơ quan thuế sang cơ quan điều tra, việc tiếp cận tài liệu, chứng từ sổ sách kế toán và các hồ sơ khác có liên quan đến hành vi trốn thuế của NNT phải bắt đầu lại từ đầu, dù đã có những kết quả sơ bộ sau quá trình thanh tra của cơ quan thuế. Do vậy, công tác điều tra các trường hợp vi phạm về thuế của NNT tiến hành rất chậm và hiệu quả chưa cao.

Do đó, việc trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho CQT là cần thiết, để đảm bảo việc đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đang được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, cần quy định rõ về phạm vi, đối tượng điều tra, tổ chức

điều tra, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong điều tra, phân biệt rõ giới hạn hoạt động điều tra thuế với hoạt động điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đồng thời, quyền điều tra về thuế của thanh tra thuế là điều tra hành chính, phù hợp với DN nhưng phải được nghiên cứu và quy định rõ để tránh ảnh hưởng tới uy tín và hoạt động của DN, môi trường kinh doanh, nhất là khi DN không trốn thuế hay gian lận thuế.

Hai là, nghiên cứu và trưng cầu dân ý trước khi ban hành luật thuế:

Nghiên cứu tình hình thực tế và trưng cầu dân ý trước khi ban hành các luật thuế đã được Nhà nước Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên việc trưng cầu dân ý chưa thực sự đi sâu điều tra, nghiên cứu nhu cầu cũng như nguyện vọng của người dân. Gần đây nhất có thể nói đến thực trạng trưng cầu dân ý trước khi Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN. Rất nhiều ý kiến đóng góp và nguyện vọng của người dân được nêu nhưng Quốc hội vẫn xây dựng Luật thuế TNCN trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội tư vấn thuế Việt Nam. Tuy nhiên, Luật thuế TNCN vẫn được thông qua. Việc ban hành Luật thuế TNCN cũng như các thông tư và văn bản hướng dẫn thi hành đã gặp nhiều khó khăn, bất cập, liên tục phải sửa đổi bổ sung.

Do vậy, Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu và thực hiện trưng cầu ý kiến người dân một cách khoa học, đi sâu vào tình hình thực tế để Luật thuế thực sự công bằng, phù hợp với tất cả NNT. Có như vậy, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người dân mới được nâng cao, công tác quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng mới thực sự hiệu quả.

Ba là, xem xét nâng lương và đảm bảo điều kiện vật chất cho cán bộ ngành thuế nói chung và cán bộ thanh tra thuế nói riêng:

Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, giá cả sinh hoạt còn ở mức cao so với thu nhập trung bình của người dân. Ngành thuế là ngành có mức đóng góp cao nhất, chiếm tỷ trọng hơn 80% vào ngân sách Nhà nước. Thu nhập của cán bộ thuế là hưởng lương từ ngân sách, tuy nhiên, mức lương của cán bộ thuế so với các ngành nghề khác trong xã hội còn quá thấp, nhất là so sánh với những ngành nghề đòi hỏi sử dụng lao động trí thức cao. Nghề thuế bên cạnh yêu cầu luôn luôn học hỏi, cập nhật kiến thức pháp luật mới, kiến thức kinh tế, khoa học xã hội mới,

không ngừng vận động để theo kịp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, lại là nghề phải chịu trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp cao. Ở các nước phát triển, một người làm cán bộ thuế có đủ khả năng về tài chính cho cả một gia đình. Ở nước ta, do chịu sự chi phối của chi NSNN, lương hàng tháng cũng như phúc lợi xã hội của cán bộ thuế rất thấp, chưa xứng đáng với sức lao động cũng như cống hiến của cán bộ thuế cho xã hội.

Hiện nay, lương cán bộ thuế chỉ xấp xỉ 1,6 đến 1,8 lần mức lương cơ bản. Định hướng chiến lược phát triển ngành thuế đến năm 2020 cũng chỉ xây dựng mức lương xấp xỉ 2.5 lần mức lương cơ bản. So sánh với một số ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, tư vấn thuế, kế toán, kiểm toán... thì mức lương của ngành Thuế là vấn đề mà bất cứ cán bộ thuế nào cũng phải cân nhắc khi quyết tâm theo đuổi nghề. Chính vì vậy mà hiện tượng chảy máu chất xám từ ngành thuế sang các lĩnh vực khác, hiện tượng cán bộ thuế từ cấp Tổng cục Thuế đến cấp Chi cục thuế xin ra khỏi ngành ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, dù ngành thuế hết sức nỗ lực trong việc phòng chống quan liêu, tham nhũng, nhận hối lộ, thông đồng với NNT nhằm chiếm đoạt, gian lận tiền thuế nhưng vấn nạn trên vẫn xảy ra. Đây là điều gây nhức nhối trong ngành thuế khi năm nào cũng có các quyết định kỷ luật, cho thôi việc, thậm chí xử lý hình sự các cán bộ thuế có hành vi vi phạm pháp luật.

Do vậy, Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu, xem xét lại mức lương và nâng cao đời sống vật chất cho ngành thuế để cán bộ thuế có thể yên tâm làm việc và cống hiến cho đất nước, tham gia tích cực vào phong trào chống tham nhũng, hối lộ của cả nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 95 - 98)