Thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 83)

6. Bố cục của luận văn

4.1.1. Thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro

Nếu như trước đây cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các đối tượng nộp thuế thì hiện nay, cơ chế thanh tra là sự kết hợp giữa thanh tra tất cả các đối tượng nộp thuế và thanh tra các trường hợp có rủi ro về thuế cao. Định hướng của ngành thuế trong thời gian tới là thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro, thanh tra theo mức độ các vi phạm về thuế. NNT có dấu hiệu vi phạm về thuế mới thanh tra, không có dấu hiệu vi phạm về thuế thì không thanh tra.

Biểu đồ 4.1: Mức độ rủi ro về thuế TNDN đối với DN FDI theo hình chóp

1- Nếu doanh nghiệp FDI có mức độ rủi ro thấp trong phạm vi có thể chấp nhận được thì thông thường sẽ không thực hiện công tác thanh tra thuế.

2- Nếu doanh nghiệp FDI có mức độ rủi ro trung bình: lựa chọn một số doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để trình thủ trưởng cơ quan Thuế; hoặc theo chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên hoặc thực hiện thanh tra đối với một số doanh nghiệp điển hình hoặc có nghi ngờ.

Møc rñi ro cao

Møc rñi ro trung b×nh

3- Trường hợp doanh nghiệp FDI có mức độ rủi ro cao thì phải nhanh chóng lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thanh tra đối với những doanh nghiệp này theo các tiêu chí sau: lựa chọn các doanh nghiệp FDI có rủi ro về thuế cao; DN FDI có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp; DN FDI có dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước; lựa chọn DN FDI có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn. Thủ trưởng cơ quan Thuế quy định mức doanh thu và số tiền thuế phải nộp để xác định cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc số thuế phải nộp lớn.

Sau khi đã xác định được những DN FDI có rủi ro về thuế, lập danh sách các DN FDI cần thanh tra như vậy sẽ làm cho công tác thanh tra hiệu quả hơn. Việc lập danh sách như vậy không những giảm công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp ít rủi ro về thuế có thể chấp nhận được mà còn tập trung thanh tra được nhiều hơn các doanh nghiệp FDI có hành vi vi phạm Pháp luật về Thuế.

Sự chuyển đổi cơ chế thanh tra nhằm vào tất cả các ĐTNT sang cơ chế thanh tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro được mô tả qua mô hình sau:

Biểu đồ 4.2: Mô hình chóp mô tả sự chuyển đổi

1- Có vi phạm nghiêm trọng

2- Có vi phạm không nghiêm trọng 3- Chấp hành tốt

DN không thanh tra

DN thanh tra 1 2 3 1 2 3

Một phần của tài liệu Tăng cường thanh tra thuế đối với doanh có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)