Rối loạn cơ năng: Ðối với những vết thương nhẹ, tại vị trí không quan trọng, trên bề mặt thì ít ảnh hưởng tới cơ năng của cơ quan tổn thương Nhưng nếu bị thương

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 114 - 115)

trên bề mặt thì ít ảnh hưởng tới cơ năng của cơ quan tổn thương. Nhưng nếu bị thương nặng, đau đớn nhiều, chảy nhiều máu thì ảnh hưởng không chỉ tới cơ năng của bộ phận bị tổn thương mà còn ảnh hưởng tới toàn thân bệnh súc.

* Toàn thân: Giống như tổn thương kín tổ chức mềm.

3.2.4. Sự lành của vết thương * Lành thời kỳ I: * Lành thời kỳ I:

Lành thời kỳ I đạt được ở những phẫu thuật vô trùng và những vết thương ngẫu nhiên đã được xử lý ngoại khoa, thỏa mãn với những điều kiện sau:

- Không nhiễm trùng.

- Trong xoang vết thương không có vật lạ. - Cầm máu hoàn toàn.

- Tổn thương mô bào ít, không có quá trình viêm và hoại tử. Mô bào ở bờ, thành, đáy của vết thương có khả năng sống.

- Khi kết nối đảm bảo sự tiếp giáp hoàn toàn của các lớp mô bào mà không gây ra sự căng thẳng quá mức.

Sau khi khâu kín, khe hẹp của vết thương được lấp đầy máu và thanh dịch - fibrin. Sau một vài phút máu đông lại, các sợi fibrin đan thành lưới. Bờ và thành của vết thương được liên kết lại bằng những chỗ dính fibrin. Biểu mô của mao mạch mọc thành chồi, bám theo các cầu nối fibrin; sau đó chúng được ống hóa thành mao quản.

Đây là dạng lành lý tưởng nhất của vết thương, vết mổ; chúng hình thành trong khoảng 5 - 7 ngày.

* Lành thời kỳ II

Dạng này quan sát ở các vết thương, vết mổ nhiễm trùng hay mức độ tổn thương lớn, không đạt được sự tiếp giáp hoàn toàn của các lớp mô bào khi kết nối.

Lành dạng này phải nhờ phản ứng viêm. Quá trình viêm đã làm tăng tính thẩm thấu của thành mạch, các tế bào máu xuyên qua thành mạch vào ổ viêm làm nhiệm vụ thực bào. Các tế bào bạch cầu kết hợp với các mô bào cục bộ hình thành các u, gò, bướu; sau đó chúng được biệt hóa thành các mô hạt. Mô hạt này thành thục, phủ biểu bì rồi sẹo hóa làm liền vết thương. Lành dạng này, tối thiểu cũng cần 3-4 tuần; trung bình là 6-8 tuần.

* Lành dưới vảy

Lành dạng này gặp ở loài gặm nhấm và lớp chim; ở vật nuôi có vú và nuôi con bằng sữa, chỉ đạt được khi bị sây sát nhẹ. Sau khi bị tổn thương, vảy được hình thành nhờ vào

cục máu đông, sợi fibrin và các mô bào chết. Nếu trong vết thương có ít mô bào chết, không có vật lạ và không phát triển nhiễm trùng mủ; vết thương sẽ lành theo dạng lành thời kỳ I. Nếu vết thương bị viêm mủ thì vảy khô sẽ bong ra và hình thành vảy thứ phát; vết thương lành theo dạng lành thời kỳ II, sau một số lần hình thành vảy thứ phát.

7.2.5. Nguyên nhân vết thương lâu lành

Có nhiều yếu tố gây cản trở quá trình lành của vết thương. Vì vậy, trong quá trình điều trị vết thương chúng ta phải tìm cách hạn chế tác động của các nguyên nhân này. Các yếu tố cản trở quá trình lành của vết thương là:

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 114 - 115)