Thiến chó, mèo * Chuẩn bị

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 65 - 70)

* Chuẩn bị

Cho vật nuôi nhịn ăn khoảng 12 giờ trước khi phẫu thuật.

Vệ sinh, sát trùng: cắt và cạo lông thật sạch vùng bụng với độ rộng gấp 2 – 3

lần vùng phẫu thuật. Rửa sạch bằng xà phòng và nước sạch, lau khô bằng vải gạc vô trùng sau đó sát trùng 2 lần bằng cồn iod 5% hay povidone iodine 5%.

Cố định: cố định chó, mèo trên bàn mổ ở tư thế nằm ngửa.

Gây mê, gây tê: đối với chó, mèo có hệ thần kinh linh hoạt, khả năng chịu đau

kém nên nhất thiết phải chỉ định gây mê kết hợp gây tê cục bộ theo phương pháp gây tê thấm.

* Phương pháp phẫu thuật

Vết mổ nằm giữa đường trắng, ngang với đôi vú cuối cùng có xu hướng xích lên phía đầu. Khi khó tiếp cận với buồng trứng cần thiết phải mở rộng vết mổ thì rạch hướng lên phía đầu.

Sau khi rạch đứt da, tìm và rạch chính giữa đường trắng. Đường trắng có thể không nằm chính giữa bụng mà lệch về một bên do các lớp cơ vùng bụng lỏng lẻo.

Phúc mạc ở chó, mèo rất mỏng do đó không nên chọc thủng bằng tay vì có thể làm nát phúc mạc gây khó khăn cho việc khâu đóng phúc mạc sau này. Sử dụng kẹp nhấc phúc mạc lên, dùng kéo cắt và mở rộng phúc mạc tránh cắt phải ruột.

Tìm sừng tử cung: buồng trứng của chó, mèo nhỏ và được bọc bởi loa kèn dày chắc vì thế rất khó cảm nhận được khi sờ vào xoang bụng do đó muốn tìm buồng trứng cần phải tìm sừng tử cung. Sừng tử cung có cấu trúc hình ống nhỏ, thẳng, nhợt màu và cứng hơn ruột non. Nếu nghi ngờ có thể lần ngược lại phía đuôi của con vật để tìm ngã

ba tử cung. Lần tay về phía đầu sẽ gặp ống dẫn trứng và buồng trứng.

Bộc lộ buồng trứng: cả sừng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng của chó mèo được màng treo cố định vào các đốt sống vùng hông vì vậy không thể đưa buồng trứng ra hẳn ngoài vết mổ như của lợn; chỉ có thể đưa ra gần miệng vết mổ. Dùng panh kẹp máu dạng cong, kẹp ngang ống dẫn trứng và loa kèn. Thắt chặt các mạch máu trước khi cắt bỏ buồng trứng. Sử dụng cồn iod 5% sát trùng vết cắt, kiểm tra xem còn chảy máu không. Nếu thấy còn chảy máu cần thắt lại. Lần xuống ngã ba tử cung để tìm buồng trứng còn lại và thao tác như cắt bỏ buồng trứng ban đầu.

Đóng ổ bụng: sau khi cắt bỏ hết buồng trứng, đưa hết ruột, màng treo ruột, sừng tử cung vào xoang bụng. Khâu phúc mạc theo phương pháp khâu vắt. Vì phúc mạc của chó mèo rất mỏng nên khâu phúc mạc cùng với các lớp cơ vùng bụng. Chú ý không khâu vào ruột.

* Hộ lý, chăm sóc: Ngoài việc tuân thủ các biện pháp hộ lý, chăm sóc chung cần tiêm kháng sinh để đề phòng nhiễm trùng với liệu trình 3 – 5 ngày.

1.2. Mổ bụng lấy thai

Phẫu thuật mổ bụng lấy thai được áp dụng trong các trường hợp đẻ khó do: Âm đạo và cổ tử cung hẹp. Hướng thai không thuận. Thai chết.

Vị trí mổ có thể thực hiện được bằng phương pháp mổ ở hông hay mổ ở bụng. Đối với tiểu gia súc (chó, mèo) có thể áp dụng được cả hai phương pháp. Đối với đại gia súc chỉ mổ hông mà không áp dụng phương pháp mổ bụng.

1.2.1. Mổ bụng lấy thai cho trâu, bò

* Chuẩn bị

Cố định: cố định gia súc nằm trên bàn mổ hoặc trong giá 4 trụ. Nếu cố định

nằm thì cho gia súc nằm nghiêng về bên trái.

Vệ sinh: cắt và cạo sạch lông vùng hõm hông bên phải, rửa sạch bằng nước xà

phòng, lau khô, sát trùng bằng cồn iod 5%.

Gây tê: gây tê dẫn truyền kết hợp với gây tê thấm. Gây tê dẫn truyền vào ngoài

màng cứng giữa đốt sống khum-đuôi bằng lidocain hay novocain 3%. Gây tê thấm vào tổ chức dưới da vùng phẫu thuật bằng novocain 1%.

* Phương pháp phẫu thuật

Mổ một đường thẳng cách xương sườn cuối cùng 5 – 7cm, mỏm ngang sống hông 10 – 15cm. Vết mổ đi chéo từ trên xuống dưới, từ trước ra sau; dài 25 – 30cm. Khi mổ đến phúc mạc thì kéo phúc mạc lên và cắt một lỗ sao cho có thể cho hai ngón tay vào. Nâng và luồn kéo vào giữa hai ngón tay mở rộng phúc mạc 20 – 25cm.

Cho tay vào trong xoang bụng, kéo sừng tử cung có thai ra gần miệng vết mổ. Dùng vải gạc vô trùng lót vào giữa vách tử cung và vách bụng, để nước trong tử cung không chảy vào trong xoang bụng. Trên đường cong lớn của sừng tử cung, chọn nơi không có núm nhau và ít mạch máu tiêm một lỗ nhỏ rồi đưa xông có rãnh qua vết mổ. Dùng kéo thẳng để cắt vách sừng tử cung theo rãnh của xông, chiều dài vết mổ tuỳ thuộc kích thước thai sao cho có thể đưa thai ra ngoài dễ dàng. Sau khi lấy thai ra ngoài thì bóc hết nhau, rửa sạch sừng tử cung bằng thuốc tím 0,1% hoặc rivanol 0,3%. Cho thuốc kháng sinh vào trong sừng tử cung. Dùng chỉ tiêu để khâu sừng tử cung:

- Khâu niêm mạc với niêm mạc theo phương pháp khâu vắt. - Khâu cơ với cơ bằng phương pháp khâu vắt.

- Lớp ngoài cùng (tương mạc tử cung) khâu gấp mép.

Trong trường hợp thai chết lâu ngày, cần phải dùng các dung dịch sát trùng để rửa xoang bụng. Rửa xong cho kháng sinh vào xoang bụng rồi khâu phúc mạc, khâu cơ và khâu da lại.

* Hộ lý, chăm sóc: Tiêm kháng sinh từ 3-5 ngày liên tục. Tiêm Oxytoxin, hay PGF2α giúp tử cung chóng hồi phục.

1.2.2. Mổ bụng lấy thai cho lợn: Tương tự như với trâu bò nhưng chỉ gây tê thấm vùng phẫu thuật, vùng phẫu thuật giống như trong trường hợp thiến lợn cái. thấm vùng phẫu thuật, vùng phẫu thuật giống như trong trường hợp thiến lợn cái.

1.2.3. Mổ bụng lấy thai cho chó, mèo

* Chuẩn bị

- Cố định: cố định nằm ngửa trên bàn mổ, đầu thấp hơn đuôi, buộc chắc mõm

và 4 chân vào bàn mổ.

- Vệ sinh: cắt, cạo sạch lông vùng phẫu thuật, rửa sạch bằng xà phòng và nước

sạch, sát trùng bằng cồn iod 5%.

- Gây tê, gây mê: phẫu thuật mổ bụng lấy thai cho chó, mèo nhất thiết phải chỉ

định gây mê kết hợp với gây tê cục bộ (dùng novocain 1% gây tê thấm dưới da và lớp cơ thành bụng từ 100-200ml).

* Phương pháp phẫu thuật

Mổ một đường thẳng dọc theo đường trắng giữa bụng ở giữa hàng vú thứ nhất và hàng vú thứ hai. Vết mổ lớn nhỏ tuỳ thuộc kích thước con mẹ, mổ đứt da, các lớp cơ thành bụng, khi tới phúc mạc thì dùng panh kẹp phúc mạc lên, cắt đứt và mở rộng phúc mạc.

Qua vết mổ ở phúc mạc cho tay vào kéo một sừng tử cung ra, chọn nơi ít mạch máu, không có núm nhau, mở một đường thẳng dọc theo sừng tử cung (gần ngã ba tử cung). Qua vết mổ có thể lấy thai ở cả hai sừng tử cung bằng tay hoặc bằng panh. Nếu thai còn sống thì phải làm các động tác chăm sóc như lau khô, cắt rốn, ủ ấm. Khi đã

lấy hết thai và nhau ra hút hết nước trong tử cung, rửa sạch bằng thuốc sát trùng, cho kháng sinh vào rồi khâu sừng tử cung lại (giống ở trâu bò). Rửa xoang phúc mạc bằng dung dịch sát trùng, cho kháng sinh vào xoang phúc mạc. Khâu phúc mạc, cơ, da.

* Hộ lý, chăm sóc: Tiêm kháng sinh liên tục 3-5 ngày. Tiêm Oxytoxin hay PGF2α giúp tử cung chóng hồi phục.

1.3. Phẫu thuật cắt tử cung

1.3.1. Chỉ định

Phẫu thuật cắt tử cung dùng trong các trường hợp sau:

Gia súc sau khi đẻ, tử cung bị lộn bít tất ra ngoài gây viêm, hoại tử không hồi phục được hoặc có thể chưa bị viêm hoại tử nhưng không thể đưa trở lại được.

Gia súc đẻ khó thai bị chết lâu ngày dẫn đến viêm, hoại tử không có khả năng phục hồi, nếu không cắt quá trình viêm sẽ lan ra xoang bụng.

1.3.2. Chuẩn bị

Cố định gia súc nằm trên bàn mổ hoặc trên nền, đầu thấp đuôi cao. Cắt lông, sát trùng vùng phẫu thuật (chó mèo ở đường trắng, núm vú thứ hai từ sau ra trước; lợn, trâu, bò ở hõm hông bên phải).

Đối với trâu, bò: gây tê dẫn truyền bằng novocain 2% vào xoang ngoài màng cứng giữa đốt sống khum và đốt sống đuôi đầu tiên. Ðồng thời sử dụng novocain 1% gây tê thấm vào dưới da, cơ vùng phẫu thuật.

Đối với chó, mèo: chỉ định gây mê toàn thân kết hợp với gây tê cục bộ. Đối với lợn: cố định chắc chắn kết hợp với gây tê thấm.

1.3.3. Phương pháp phẫu thuật

Tuỳ theo loài gia súc mà mổ ở đường trắng hay ở hõm hông. Chiều dài vết mổ cũng khác nhau, đối với đại gia súc chiều dài vết mổ là 30 – 35cm, tiểu gia súc là 15 – 20 cm. Sau khi cắt đứt da, dùng dụng cụ mở rộng vết mổ kéo da của vết mổ sang hai bên, lần lượt cắt đứt các lớp cơ, phúc mạc. Vết mổ phúc mạc nên nhỏ hơn vết mổ da, cơ để dễ khâu lại.

Cho tay vào xoang bụng lôi thân tử cung ra gần miệng vết mổ. Dùng kim cong thân tròn để khâu thắt các mạch máu. Khâu ở vị trí tử cung bình thường, cách vùng tử cung bị bệnh 5cm.

Có hai cách thắt mạch máu:

- Cách thứ nhất: dùng tay ép cho tử cung dẹp lại. Mũi đầu tiên xuyên qua cả hai thành tử cung rồi thắt lại (sao cho sau khi thắt phần chỉ tự do phải đủ dài để khâu kín hết tử cung). Kéo sợi chỉ chia làm hai phần, một phần là chỉ tự do, một phần là chỉ dính với kim. Những mũi sau, kim đâm qua cả hai thành tử cung xuống dưới, rồi quay lại đâm qua hai thành tử cung lên trên, cứ mỗi một nút khâu như thế lại thắt nút chỉ.

Mỗi mũi khâu cách nhau 1cm. Cứ lần lượt như thế khâu hết cả tử cung.

- Cách thứ hai: chỉ xuyên qua một thành tử cung rồi quay lại và thắt nút chỉ, cứ như vậy khâu hết đường tròn tử cung. Mỗi mũi khâu cũng cách nhau 1cm. Trên phần tử cung bình thường cần thực hiện hai đường khâu như trên, cách nhau 1,5-2cm.

Sau khi đã thắt xong thì cắt tử cung ở giữa hai đường khâu, cách đường khâu thứ nhất 1,5 – 2cm. Kiểm tra nếu còn chảy máu thì phải khâu bổ sung để cầm máu thật triệt để. Dùng cồn iod 5% sát trùng thiết diện mổ, cho phần còn lại của tử cung và kháng sinh vào trong xoang

bụng. Khâu phúc mạc, cơ, da lại. Hình 30. Thắt mạch máu tử cung

1.3.4. Hộ lý chăm sóc

Tiêm kháng sinh liên tục 3-5 ngày đề phòng nhiễm trùng vết mổ.

1.4. Phẫu thuật mở bao quy đầu

Phẫu thuật mở bao quy đầu dùng để điều trị bệnh hẹp bao dương vật. Bệnh thường gặp ở trâu, bò, lợn, đặc biệt ở những con đực giống. Gia súc bị hẹp bao quy đầu sẽ dẫn đến viêm dương vật và dễ gây xuất huyết khi giao phối.

Phương pháp điều trị duy nhất đối với bệnh là cắt bỏ một phần bao dương vật hay mở rộng bao dương vật.

1.4.1. Cắt bỏ một phần bao dương vật

* Chuẩn bị

Cố định: cố định gia súc nằm nghiêng hay ngửa trên bàn mổ hay nền có lót rơm,

cỏ khô.

Vệ sinh: cắt sạch lông vùng bao quy đầu, dùng nước xà phòng rửa sạch bên

ngoài bao dương vật. Bên trong bao dương vật phải dùng dung dịch thuốc tím 0,1% hay dùng rivanol 0,3% rửa sạch chất keo phèn, mủ bám xung quanh dương vật.

Sát trùng toàn bộ vùng phẫu thuật bằng cồn iod 5%. Dùng chỉ hay dây thun quấn chặt một vòng ngoài da bao dương vật để tránh chảy máu nhiều khi phẫu thuật.

Gây tê: dùng novocain 1-3%, gây tê thấm vào dưới da bao dương vật.

* Phương pháp phẫu thuật

Cách nút thắt bao dương vật về phía trước khoảng 2 cm, dùng dao cắt đứt bao dương vật thành một vòng tròn. Thấm máu bằng vải gạc đã vô trùng. Dùng chỉ tơ số 3 khâu vết cắt bao dương vật theo phương pháp từng nút và đối xứng với nhau, mỗi nút

cách nhau 0,5 cm.

Sau khi khâu xong, dùng dung dịch glyxerin iod 1% hay thuốc mỡ sulfamid, thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết mổ.

* Hộ lý, chăm sóc

Tiêm thuốc kháng sinh từ 3 - 5 ngày sau phẫu thuật để đề phòng nhiễm trùng vết mổ. Sau 7 - 10 ngày cắt chỉ.

1.4.2. Phương pháp mở rộng bao qui đầu

- Chuẩn bị: Các bước cố định, vệ sinh, gây tê cho gia súc trước khi phẫu thuật

giống như phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bớt một phần bao qui đầu.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)