Nguyên nhân * Nguyên nhân bên ngoà

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 152 - 154)

- Đặt băng có đai hay khung sắt

5. BỆN HỞ DA, MẠCH MÁU 1 Mụn nước (Eczema)

5.1.1. Nguyên nhân * Nguyên nhân bên ngoà

* Nguyên nhân bên ngoài

Do các nhân tố cơ giới kích thích lên da (ruồi, muỗi, ve, mòng đốt).

Kích thích do ánh sáng: ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào da, trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại là nhân tố gây mụn nước nếu tác dụng với cường độ mạnh.

Kích thích do hoá chất: nếu gia súc được tắm chải bằng nước xà phòng nhiều lần, mỗi lần tắm không giội rửa sạch xà phòng cũng gây nên mụn nước.

Khi điều trị bệnh ngoài da, viêm dây thần kinh, chấn thương thần kinh bằng các loại thuốc có tính kích thích mạnh đối với da như thuốc mỡ thuỷ ngân, thuốc mỡ iod,... cũng gây bệnh mụn nước trên da cho gia súc.

Gia súc ra nhiều mồ hôi đọng lại trong các nếp nhăn của da, trong lỗ chân lông kích thích gây mụn nước trên da.

Da của gia súc thường xuyên bị kích thích bởi các chất phân tiết như mủ, nước tiểu, phân cũng gây nên eczema.

Do lông da của gia súc quá bẩn, khi da bị xây xát vi sinh vật xâm nhập vào cũng gây nên bệnh mụn nước.

* Nguyên nhân bên trong

Chủ yếu do cơ năng phòng vệ da bị phá hoại. Sự trao đổi chất bị rối loạn làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến dưới da bị trở ngại. Ngược lại có khi sự phân tiết của các tuyến dưới da quá mạnh; mồ hôi và các chất nhờn trong cơ thể được bài tiết quá nhiều, ra ngoài không khí chúng đông lại dính bết vào lông, các chất bẩn như bụi bặm, phân dính vào tạo thành chất kích thích làm da phát sinh bệnh.

Eczema có liên quan chặt chẽ với cơ năng hoạt động của các cơ quan nội tạng như: gan, thận, dạ dày, ruột,... Khi các tuyến nhờn và mồ hôi của da bài tiết, chúng có thể làm cho những sản vật có hại của quá trình trao đổi chất trở thành vô hại. Đặc biệt khi các khí quan nội tạng như ruột, gan, dạ dày, thận bị bệnh thì tác dụng giải độc của da càng có ý nghĩa quan trọng.

Trong trường hợp bình thường, khi ruột hấp thu thức ăn thì niêm mạc ruột có tác dụng ngăn cản và lọc chất độc không cho chất độc thấm vào máu. Ruột bị bệnh thì chất độc thấm qua niêm mạc vào máu, vào gan. Nếu gan bình thường thì nó có khả năng trung hoà chất độc. Gan bị bệnh thì chất độc cơ thể theo máu vào các khí quan và da. Da bình thường sẽ trung hoà chất độc và thải chất độc ra ngoài. Nếu da không bình thường (da khô, đàn tính kém, da quá bẩn) sẽ làm cho mồ hôi và chất nhờn không thoát ra được gây kích thích sinh ra bệnh. Do đó nếu gia súc mắc các bệnh về đường tiêu hoá như: táo bón, viêm dạ dày, viêm ruột mạn tính, viêm gan, viêm thận, trúng độc dễ bị kế phát bệnh mụn nước.

5.1.2. Triệu chứng

Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ bằng đầu đinh sau đó lớn dần thành những mụn to bằng hạt đậu xanh, hình thành những mụn nước; trong đó chứa nước trong sau đó vỡ ra, đóng vảy và bong tróc tạo thành những nốt loét màu đỏ nhớp nháp tập trung thành từng mảng.

Nếu bị nhiễm trùng kế phát thì những mụn nước sẽ trở thành những mụn chứa đầy mủ. Trong trường hợp này gia súc sẽ rất ngứa ngáy, chúng thường cọ xát làm cho các bọc nước bị vỡ, mủ và tương dịch chảy ra gây lở loét hay khô đóng lại thành vảy.

Ở thể cấp tính thì nhiệt độ cơ thể bệnh súc tăng so với bình thường từ 0,5-10C. Do các đầu mút thần kinh cảm giác ở da bị kích thích nên con vật có cảm giác ngứa ngáy không yên, thường xuyên ở trạng thái hưng phấn nên ăn uống kém, cơ thể bị tiêu hao, gầy yếu, suy kiệt, gia súc cho sữa thì lượng sữa bị giảm thấp rõ rệt. Đôi khi con vật có triệu chứng thần kinh (con vật bị hưng phấn, co giật).

5.1.3. Điều trị

Bệnh rất khó điều trị. Khi điều trị cầm tuân theo các nguyên tắc sau: - Kết hợp giữa điều trị loại trừ nguyên nhân với điều trị triệu chứng.

- Cho gia súc nghỉ ngơi yên tĩnh, giảm bớt các kích thích với cơ thể. Thần kinh căng thẳng bệnh trở nên nặng thêm.

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, không cho ăn các thức ăn gây dị ứng. - Điều trị phối hợp giữa cục bộ và toàn thân.

* Điều trị toàn thân

Sử dụng các chất kháng histamin hay giảm cảm ứng:

- Dimedron 0,3 – 0,5g, cho uống ngày 1 lần trong vòng 2 tuần. - Dùng dexamethasone hay hydrocortisone tiêm bắp.

- Vitamin C: tiêm tĩnh mạch với gia súc lớn 1g/lần; gia súc nhỏ 0,1g/lần, ngày một lần trong 2 – 3 tuần.

- CaCl2 10% tiêm tĩnh mạch tiêm ngày 1lần trong 2 – 3 tuần.

- Dùng novocain 0,25% tiêm tĩnh mạch; gia súc nhỏ 5-10ml, gia súc lớn 100ml. Nếu gia súc có hiện tượng ngứa ngáy, hưng phấn thì dùng các loại thuốc an thần như dung dịch Natri bromua 10% tiêm tĩnh mạch trong 4-5 ngày. Ngoài ra có thể dùng glucoza ưu trương tiêm tĩnh mạch để bổ sung dinh dưỡng, giúp gan tăng khả năng giải độc.

- Dùng kháng sinh điều trị nếu có hiện tượng nhiễm trùng rõ rệt.

* Điều trị cục bộ

Cắt sạch lông, rửa sạch vùng bệnh, tìm diệt ký sinh.

Dùng các loại thuốc sát trùng, se da: acid tanic 3%, nitrat bạc 2%, cồn blue methylen 2%, cồn tím giemsa 2%. Bôi lên vùng tổn thương 2 – 3 lần/ngày.

Phóng bế bằng novocain + kháng sinh hay hydrocortisone.

Dùng thuốc bôi vào vùng tổn thương: oxit kẽm 20g + bột tale 20g + glyxerin 30g + nước cất 30ml, dùng 2 – 3 lần/ngày.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)