HOẠI TỬ, HOẠI THƯ, LOÉT, LỖ RÒ 9.1 Hoại tử (Necrosis)

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 124 - 125)

9.1. Hoại tử (Necrosis)

9.1.1. Khái niệm

Hoại tử là hiện tượng một phần tế bào hay mô bào chết đi trong khi sự sống của toàn bộ cơ quan vẫn được bảo tổn. Quá trình chết dần của mô bào và cơ quan trên nền thiếu máu và những biến đổi thoái hóa được gọi là bệnh hoại tử.

Hoại tử mô bào xuất hiện chủ yếu do sự ngừng dinh dưỡng hay bị tổn thương trực tiếp. Sự chết của mô bào có thể xảy ra rất nhanh hay rất chậm tùy thuộc vào nguyên nhân.

Hoại tử vô trùng (nằm sâu trong cơ thể): các mô bào chết bị phân giải, hấp thu và được thay thế bằng mô sẹo hay được bao bọc lại. Nếu có sự nhiễm trùng vi khuẩn hiếu khí, tại vùng hoại tử sẽ phát triển hiện tượng viêm với sự hình thành hàng rào hạt bao lấy cơ chất viêm tạo thành áp xe. Sau khi áp xe vỡ sẽ hình thành lỗ rò. Trong trường hợp tương tự, xảy ra trên bề mặt da và niêm mạc thì tạo thành nốt loét. Nếu có sự nhiễm trùng vi khuẩn yếm khí hoại tử chuyển thành hoại thư, có màu xanh, vàng cam hay đen.

Đôi khi do sự hấp thu các sản phẩm phân hủy mô bào chết và sự hoạt động của vi khuẩn có thể gây nên nhiễm trùng huyết.

9.1.2. Nguyên nhân

Do các yếu tố cơ giới tác động lên cơ thể vật nuôi gây ra những tổn thương như: sự rách, nát các mô bào hay mô bào bị đè ép quá mức,...

Các yếu tố vật lý: nhiệt độ quá cao hay quá thấp, do điện hay năng lượng ánh sáng quá mạnh.

Vi sinh vật tác động vào cơ thể vật nuôi bằng tác động cơ giới hay độc tố như: nọc ong, rắn, bọ cạp gây hoại tử tại vết đốt.

Các yếu tố hóa học: các chất hóa học mạnh (H2SO4, HCl, NaOH), formaldehyde, muối của các kim loại nặng tác động.

Sự rối loạn về tuần hoàn máu, rối loạn về thần kinh thực vật gây ra sự loạn dưỡng của mô bào cũng là nguyên nhân gây hoại tử.

9.1.3. Phân loại

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)