V. NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA HIẾU KHÍ
5.4. Một số nhiễm trùng ngoại khoa hiếu khí thường gặp 1 Áp xe
5.4.1. Áp xe
5.4.1.1. Khái niệm
Áp xe hay bọc mủ là xoang bệnh lý có giới hạn được lấp đầy mủ, xuất hiện do quá trình viêm, thường là quá trình viêm cấp tính hóa mủ của mô liên kế thưa hay đôi khi ở mô và cơ quan khác.
Trong quá trình viêm cục bộ ở bất kỳ tổ chức hoặc khí quan nào trong cơ thể có mủ tích tụ trong xoang mới hình thành thì được gọi là áp xe (bọc mủ).
Cần phải phân biệt giữa xoang mới hình thành trong tổ chức do áp xe tạo nên với xoang giải phẫu trong cơ thể (xoang trán, xoang mũi, xoang hàm, xoang ngực, xoang bụng...). Nếu các xoang trên bị viêm hoá mủ, có mủ tích tụ ở trong thì gọi là viêm xoang tích mủ (viêm xoang trán, viêm xoang mũi, xoang hàm tích mủ...).
5.4.1.2. Nguyên nhân
Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra áp xe:
Do vi sinh vật: các loại vi sinh vật xâm nhập vào tổ chức gây áp xe thường là do các loại cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lao. Các loại nấm Actinomyces,
Botriomyces...
Do hoá chất: các loại hoá chất và dược phẩm có tính kích thích mạnh (dầu thông, calci chlorua, chloralhydrat v.v...) được đưa nhầm vào dưới da hoặc bắp thịt.
5.4.1.3. Cơ chế sinh bệnh
Các tác nhân gây bệnh (hoá chất, độc tố của vi sinh vật) tác động lên tổ chức cục bộ, kích thích đến thần kinh vận mạch làm cho các mạch quản co lại. Tác nhân kích thích kéo dài làm cho các mạch quản dãn ra, các thành phần của máu thoát ra ngoài gây chèn ép tổ chức làm cho tuần hoàn ở cục bộ bị trở ngại, dẫn đến rối loạn trao đổi chất, hậu quả cuối cùng là tế bào tổ chức bị chết.
Dưới tác dụng của men phân giải protein của vi khuẩn các tế bào bị chết tan rữa ra cùng với các bạch cầu, vi khuẩn tạo thành mủ. Cuối cùng ở giữa vùng viêm dần
dần hình thành xoang chứa đầy mủ. Mủ kích thích tế bào tổ chức xung quanh, để chống lại sự kích thích đó tế bào tổ chức tăng sinh tạo thành một màng tổ chức liên kết bao vây ổ viêm không cho ổ viêm lan rộng, màng tổ chức liên kết đó gọi là màng áp xe. Cơ thể có sức đề kháng mạnh thì màng áp xe hình thành sớm, áp xe nhỏ. Nếu sức đề kháng cơ thể yếu màng áp xe hình thành muộn, áp xe lớn.
5.4.1.4. Phân loại
* Căn cứ vào thời gian hình thành và sự tiến triển của áp xe
- Áp xe mới hình thành: quá trình viêm mới bắt đầu - Áp xe đang thành thục: quá trình viêm đang tiến triển
- Áp xe chín (đã thành thục): quá trình viêm đã đạt đỉnh điểm, đi đến kết thúc
* Căn cứ vào tác nhân gây bệnh
- Áp xe nhiễm trùng: sau khi da và niêm mạc bị tổn thương, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào gây nên. Áp xe nhiễm trùng thường có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ rõ. Diễn biến nhanh theo thể cấp tính.
- Áp xe vô trùng: Do các hoá chất có tính kích thích mạnh đối với tế bào tổ chức gây nên. Áp xe gây ra bởi những hoá chất có tính kích thích rất mạnh như dầu thông, calci chlorua, chloralhydrat thường áp xe ở thể cấp tính.
* Căn cứ vào tính chất (sự biểu hiện của 2 pha: hủy hoại và hồi phục tái sinh)
- Áp xe ác tính: loại áp xe này do vi khuẩn có độc lực cao gây nên, phản ứng viêm ở cục bộ rất rõ. Tổ chức xung quanh áp xe có hiện tượng phù nề nặng. Mủ trong áp xe có màu xám sẫm, lỏng, mùi thối rất đặc biệt đôi khi có lẫn bọt khí. Ðáy và vách áp xe thường có một lớp tổ chức hoại tử; hàng rào hạt hình thành chậm không toàn vẹn và không có giá trị về mặt sinh học, màu nâu xám; có nhiều ngóc ngách, nhiều túi.
- Áp xe lành tính: đặc điểm của loại áp xe này không có triệu chứng viêm cục bộ rõ rệt. Hàng rào hạt hình thành sớm và hoàn chỉnh, nó có tác dụng bao vây và hạn chế sự lan rộng của ổ mủ. Sự hoại tử thối rữa của tế bào tổ chức ở mức độ tối thiểu. Mủ của loại áp xe này thường có màu vàng chanh. Ðáy và vách của áp xe được phủ một lớp tổ chức thịt non màu đỏ hồng, tổ chức chết phân huỷ hoàn toàn, vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc giảm độc lực. Một số trường hợp áp xe lành tính có xu hướng tiến triển mạn tính và nang hóa (thường thấy ở gia súc có sừng và lợn).
- Áp xe lạnh: đặc điểm của loại áp xe này không có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ, nó tiến triển rất chậm thuộc thể mạn tính. Vách của nó được phủ một tổ chức dạng nấm có màu xanh nhạt, có hiện tượng hoại tử và loét. Áp xe loại này thường tự vỡ ra sẽ hình thành lỗ rò.
* Căn cứ vào vị trí phát sinh của áp xe
- Áp xe nông: thường hình thành dưới da, các lớp cân mạc, cơ nông. Loại áp xe này dễ phát hiện, tiến triển chậm, ít gây biến chứng, dễ điều trị. Áp xe thường thấy ở lợn.
- Áp xe sâu: áp xe được hình thành giữa các lớp cân mạc, các lớp cơ nằm sâu ở vùng mông, đùi, vai. Thường ở thể cấp tính, gây biến chứng do vỡ mủ chảy vào trong các xoang giải phẫu hoặc các lớp cơ nằm sâu hơn. Cơ thể dễ bị trúng độc toàn thân do hấp thu những độc tố từ áp xe vỡ ra gây nên.
5.4.1.5. Triệu chứng
* Áp xe nông
Triệu chứng chung của áp xe nông là sưng, nóng, đỏ, đau và trở ngại cơ năng. Khi chẩn đoán cần phân biệt các giai đoạn tiến triển của nó.
Triêu chứng các giai đoạn phát triển của áp xe
Chỉ tiêu Áp xe mới hình thành Áp xe đang thành thục Áp xe chín Sưng Hình bán cầu, đầu vú; cứng; giới hạn với xung quanh không rõ
Đầu tròn, mềm dần từ đỉnh, giới hạn với xung quanh rõ rệt
Hình bán cầu, mềm toàn bộ (trừ vùng chân), giới
hạn với xung quanh rõ
Màu sắc
Đỏ ửng toàn bộ vùng sưng, sau đó chuyển dần sang màu đỏ sẫm
Ở đỉnh có vùng trắng đục lan rộng dần, tương ứng khi ấn tay
vào thấy mềm, xung quanh đỏ sẫm
Màu trắng đục toàn bộ, ấn tay vào thấy mềm
(màu đỏ sẫm ở vùng chân) Nóng Rất nóng Nhiệt độ tăng dần từ đỉnh xuống chân Toàn bộ vùng sưng không còn nóng, nóng nhẹ vùng chân
Đau Rất đau Cảm giác đau giảm dần từ
chân lên đỉnh
Không đau, chỉ đau một chút ở vùng chân Trở ngại cơ năng +++ ++ + * Áp xe sâu
Khi áp xe hình thành dưới các lớp cơ và mô bào thì cả vùng đó sưng lên rất lớn nhưng giới hạn không rõ ràng. Tại cục bộ nhiệt độ tăng nhanh nhưng màu sắc ít thay đổi. Con vật rất đau và trở ngại cơ năng rõ rệt. Áp xe chín ấn tay có hiện tượng sóng động ở sâu. Khi áp xe hình thành tại các khí quan nội tạng thì các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, ổ áp xe.
* Áp xe đã thành thục (chín)
Có u trị tại cục bộ, cần tăng cường sức đề kháng cho con vật.