0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA YẾM KHÍ 6.1 Khái niệm

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 106 -108 )

6.1. Khái niệm

Nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí trước hết là nhiễm trùng vết thương. Nó thường phát triển ở các vết thương giập nát, yếm khí. Nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí có thể xuất hiện dưới da, đặc biệt nhiễm trùng trong cơ do quá trình tiêm vắc xin, tiêm tiêm không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng.

Loại nhiễm trùng này thường có ở vật nuôi có sừng và thường xuất hiện dưới dạng phù hơi hay phlegmone yếm khí.

Đặc trưng của nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí do vi khuẩn yếm khí, độc tố các loại vi khuẩn này tác động vào mô bào. Dưới tác động đó mô bào bị chết và phân hủy sinh hơi. Có hiện tượng phù viêm lan tràn.

6.2. Căn bệnh học

Nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí thường gây ra bởi 4 loại vi khuẩn:

Clostridium perfringens, Cl.oedematiens, Cl.oedematis maligni, Cl.hystolyticus.

Một số điều kiện sau phát triển nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí: - Vết thương đâm với miệng hẹp, tiêm tiêm không đảm bảo vô trùng. - Sự giập nát của các cơ cùng với việc tồn tại ngoại vật.

- Rách hay nghẽn động mạch lớn cung cấp máu cho vùng tổn thương. - Ứ đọng máu tĩnh mạch hay do u mạch quản.

- Mất máu quá nhiều, đặt garo quá lâu. - Hoạt động của tim bị suy yếu .

- Xử lý ngoại khoa và chống vi khuẩn quá muộn, không đầy đủ và những điều kiện khác dẫn đến sự thiếu oxy mô bào và yếm khí tại vùng tổn thương.

6.3. Triệu chứng

Theo biểu hiện lâm sàng nhiễm trùng ngoại khoa yếm khí được chia ra: áp xe khí và vết thương nhiễm trùng yếm khí.

* Áp xe khí

Đặc trưng của áp xe khí là: mô bào chết kết hợp với dịch viêm lẫn khí nên tạo thành dạng bọt khí trong ổ áp xe. Khí sinh ra không thoát được nên chèn ép tổ chức lân cận gây sưng.

Áp xe khí có thể xuất hiện ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, tuy nhiên nó thường xuất hiện ở những chuỗi cơ có cấu trúc bó lớn.

Khác với áp xe do vi khuẩn hiếu khí, áp xe khí hình thành rất nhanh với triệu chứng viêm cục bộ không rõ nhưng vật nuôi sốt cao, mệt mỏi, nhịp tim và nhịp thở đều chậm.

Khi ấn tay vào áp xe khí nghe âm vò tóc, gõ có âm trống. Chọc thăm dò, dịch viêm có màu đỏ xám, lẫn bọt khí, mùi hôi.

Thành và đáy áp xe khí chắc, không bằng phẳng, không có hàng rào hạt hay có dạng bệnh lý. Do đó có thể gây hiện tượng nhiễm trùng toàn thân.

* Vết thương nhiễm trùng yếm khí

Đặc trưng bởi miệng vết thương nhỏ, hẹp gây yếm khí bên trong; bề mặt vết thương khô; hiện tượng thủy thũng lan tràn, không rõ rệt; khi thủy thũng nặng sẽ đẩy thành, vách vết thương ra ngoài do đó quan sát thấy màu sắc nhợt nhạt.

Ở giai đoạn đầu, trong vùng vết thương đau dữ dội. Sau đó, có hiện tượng phù thũng nhưng không đau, vùng bị phù lạnh và lớn dần. Da tại vùng phù trở nên căng cứng. Một vài giờ sau khi tiến triển ấn tay nghe tiếng lạo xạo. Vết thương hở miệng mạnh nhưng dịch tiết ra không đáng kể. Thành và đáy có màu xám bẩn hay nâu đỏ, mùi chua khó chịu.

Nếu có sự nhiễm trùng hỗn hợp, dịch viêm tiết ra nhiều hơn; mùi hôi thối. Mô bào bị chia cắt rõ ràng, có màu vàng xanh. Những cơ bị tổn thương có màu thịt luộc, sau đó chuyển thành màu đen nâu. Các mẩu cắt ra của mô bào nổi trong nước hay dung dịch NaCl 10%. Khi cạo lông, nghe thấy âm kim loại.

Vật nuôi bị ức chế đột ngột, bỏ ăn, thân nhiệt cao, nhịp tim nhanh, mạch yếu, niêm mạc vàng.

Trong trường hợp có nhiễm vi khuẩn Chlostridium hystolyticus ngoài các dấu

hiệu trên thì các mô liên kết, cân mạc, cơ, dây chằng nhanh chóng nhẽo ra. Hàm lượng hồng cầu giảm, công thức bạch cầu nghiêng trái, bạch cầu ái toan và bạch cầu đơn nhân lớn hầu như không có.

6.4. Điều trị

* Điều trị tại cục bộ

Đối với các áp xe khí đã chín (đã hình thành) cần tiến hành mổ. Các vết thương nhiễm trùng yếm khí thì mở rộng vết thương. Tiến hành loại bỏ các mô bào chết, tạo

điều kiện cho vết thương tiếp xúc với oxy.

Sử dụng các chất sát trùng có tính oxy hóa cao (thuốc tím 1%, oxy già 3%, chloramine T 2%) rửa vết thương trong thời gian lâu, lượng nhiều (thời gian rửa có khi đến hàng giờ).

Để giảm hiện tượng thủy thũng có thể sử dụng các dung dịch ưu trương nóng 400C: NaCl 5 – 10%.

Đặt dẫn lưu mềm, tẩm hỗn hợp gồm: 100ml muối ăn 20%, nước oxy già 3%, 10ml dầu cá hay dầu thực vật. Ngoài ra có thể cho vào vết thương hỗn hợp bột kìm khuẩn sau: acid boric 6g, iodoform 2g, ampicillin 0,5g.

* Điều trị toàn thân

Sử dụng thuốc kháng sinh thích hợp

Tăng cường giải độc cho vật nuôi bằng dung dịch glucoza 10%, CaCl2, natribicarbonat,… tiêm tĩnh mạch.

Sử dụng các kích thích phi đặc hiệu để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 106 -108 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×