Ðiều trị vết thương nhiễm trùng

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 117 - 119)

Xử lý cơ giới: cũng tương tự như xử lý vết thương mới; tiến hành nạo vét, cắt

bỏ từng phần hay toàn bộ vết thương. Cắt bỏ toàn bộ vết thương được chỉ định khi xử lý các vết loét, lỗ rò bệnh lý,…

Xử lý hóa học: rửa bằng dung dịch sát trùng. Căn cứ vào kết quả kiểm tra vết

thương, cho phép lựa chọn dung dịch sát trùng thích hợp. Nếu pH của vết thương < 7, dùng các dung dịch sát trùng có tính kiềm để rửa (NaHCO3 4-5%, chloramin B 2%, NaOH 5%,…). Nếu pH của vết thương > 7, sử dụng các dung dịch sát trùng có tính toan nhẹ để rửa (acid boric 0,1%, H2O2 3%, acid acetic 0,1%, rivanol 0,1%,…). Vết thương có hiện tượng thủy thũng nặng thì rửa bằng các dung dịch ưu trương (MgSO4

20-40%, Na2SO4 20-40%, NaCl 5%). Vết thương có nhiều mủ dùng dung dịch rivanol 0,1%. Vết thương sâu, miệng hẹp, nghi nhiễm vi khuẩn yếm khí dùng các thuốc sát trùng có tính oxy hóa cao (KMnO4 1%, H2O2 3%).

Thuốc cho vào dẫn lưu: sử dụng hỗn hợp các dung dịch sau để tẩm vào gạc đặt

dẫn lưu.

- Công thức 1: tinh dầu thông 3ml

cồn iod 5% 1ml dầu cá 100ml - Công thức 2: pixliquidae 3g iodform 5g dầu cá 100ml - Công thức 3: iodoform 1 phần ether ethylic 10 phần

- Công thức 4: acid tanic 1 phần

acid salicylic 1 phần

Chú ý: công thức 3 dùng cho các vết thương sâu; công thức 4 dùng cho các vết thương có nhiều tế bào hạt bệnh lý, có tác dụng bạt sừng mềm sẹo.

Khâu vết thương: chỉ định khâu “kín” khi vết thương sau khi xử lý ngoại khoa

thỏa mãn 5 điều kiện lành của dạng lành thời kỳ I; nếu không thì chỉ định khâu “tạm” và xử lý hàng ngày.

* Ðiều trị toàn thân

Dùng thuốc giảm đau, an thần vào giai đoạn đầu của quá trình nhiễm trùng. Phóng bế hay tiêm tĩnh mạch hỗn hợp: novocain + kháng sinh. Tiêm hay cho uống natri bromua, magnesi sulfat, aminazin.

Dùng dung dịch kháng sinh: lựa chọn kháng sinh mẫn cảm cao với vi khuẩn có trong vết thương. Nên làm kháng sinh đồ với vết thương điều trị lâu lành. Khi sử dụng kháng sinh cần sử dụng đúng liều lượng, đúng liều trình. Không có điều kiện làm kháng sinh đồ có thể sử dụng kháng sinh có phổ khuẩn rộng hay phối hợp các loại kháng sinh.

Điều trị bằng glucoza: cung cấp năng lượng cho con vật, tăng cường quá trình giải độc ở gan, tăng lợi tiểu góp phần thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể. Có thể cung cấp glucoza bằng con đường uống hay truyền tĩnh mạch.

Điều trị bằng NaHCO3: có tác dụng giữ cân bằng toan kiềm trong máu, trung hòa các độc tố của vi khuẩn. Dùng dung dịch 5%, với liều 300-500-800ml/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm.

Điều trị bằng CaCl2: làm tăng tính bền vững, giảm tính thẩm thấu của thành mạch, giảm hiện tượng phù viêm, cường tim, cải thiện tuần hoàn cục bộ. Tăng khả năng sinh sản và thực bào của bạch cầu. Kích thích sự tái sinh của mô bào. Thường pha trong dung dịch glucoza 5-10%, tiêm chậm vào tĩnh mạch, liều lượng: vật nuôi lớn 10-15g/ngày, vật nuôi nhỏ: 1-2g/ngày.

Điều trị bằng cồn ethylic: có tác dụng gây hưng phấn nhẹ, tăng khả năng điều tiết giữa hưng phấn và ức chế của thần kinh trung ương. Kích thích tim, tăng cường hoạt động tuần hoàn. Dùng cồn tinh khiết 96% pha loãng thành nồng độ 30% tiêm chậm vào tĩnh mạch với liều: vật nuôi lớn 300-500ml, lợn: 30-70ml, chó 30-50ml ngày một lần.

Tăng cướng sức đề kháng của cơ thể bằng cách sử dụng vitamin và các kích thích phi đặc hiệu. Cho vật nuôi ăn các thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin.

Điều trị bằng đèn tử ngoại khi vết thương nhiễm trùng lâu lành.

VIII. BỎNG

8.1. Bỏng do nhiệt độ cao

8.1.1. Nguyên nhân

Gia súc bỏng do nhiệt độ cao thường do chuồng trại bị hoả hoạn, gia súc ăn thức ăn quá nóng (nhất là đối với chó, lợn) hay bị nước sôi giội vào. Ngoài ra gia súc còn bị bỏng do điều trị bằng các phương pháp vật lý.

8.1.2. Triệu chứng

Căn cứ vào mức độ tổn thương của tổ chức trên cơ thể gia súc về triệu chứng cục bộ có thể chia bỏng ra 4 độ sau:

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 117 - 119)