7.1. Tổn thương kín tổ chức mềm
7.1.1. Khái niệm
Khi tổ chức mềm dưới da như màng cơ, cơ, mạch máu, mạch lâm ba, dây thần kinh, dây chằng, gân bị đứt hay giập nát nhưng da vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh gọi là tổn thương kín tổ chức mềm hay chấn thương tổ chức mềm.
7.1.2. Nguyên nhân
Tổn thương kín tổ chức mềm thường do chấn thương cơ giới; vật gây ra tổn thương là những vật không sắc, không nhọn như: gạch, đá, gậy, móng ngựa, sừng trâu bò.
7.1.3. Triệu chứng
Tuỳ theo lực tác động lên tổ chức của cơ thể mà các triệu chứng có thể nặng hay nhẹ, thể hiện ở cục bộ hay toàn thân.
* Triệu chứng cục bộ
Trường hợp lực tác động nhẹ, chỉ ảnh hưởng tới các mao mạch dưới da sẽ gây những vết tụ máu hay xuất huyết nhẹ trên da. Vết tụ máu hay xuất huyết ấy sẽ nhanh chóng tan đi và không để lại dấu vết gì đáng kể.
Nếu lực tác động mạnh hơn có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Vỡ mạch máu tạo thành u máu. Vỡ mạch lâm ba hình thành u lâm ba. - Rách, giập nát cơ; nếu ở vùng bụng có thể gây ra hernia thành bụng. - Chấn thương, đứt dây thần kinh, gân, dây chằng.
Trường hợp vỡ, đứt mạch máu: máu chảy khỏi lòng mạch vào tổ chức xung
quanh hình thành u máu. U máu hình thành ngay sau khi mạch máu bị vỡ, kích thước của u máu to hay nhỏ phục thuộc vào: mạch máu bị vỡ, tính đàn hồi của tổ chức xung quanh, tốc độ đông máu, trạng thái của cơ thể gia súc khi bị chấn thương.
Quá trình hình thành bọc máu chỉ ngừng lại khi có sự cân bằng giữa áp lực của bọc máu và huyết áp của mạch máu. Khi ngừng chảy, máu trong bọc đông lại, fibrin lắng xuống và bám vào thành xoang. Sau đó một lớp tổ chức liên kết được hình thành giới hạn bọc máu với tổ chức xung quanh. Tại nơi bị tổn thương hình thành một cục sưng hình bán cầu. Lúc đầu còn có triệu chứng viêm cấp tính ở cục bộ, sau đó vài ngày các triệu chứng này không còn nữa (không nóng, không đau, sờ không có hiện tượng ba động) nếu ấn tay mạnh có thể nghe tiếng lạo xạo, lép bép do các cục máu đông bị vỡ tạo nên.
Trường hợp vỡ mạch lâm ba: nếu mạch lâm ba bị tổn thương, dịch lâm ba sẽ
chảy ra ngoài tổ chức, gọi là dịch lâm ba ngoại thấm. Khi bị vỡ dịch lâm ba không chảy ồ ạt như vỡ mạch máu, nó chỉ rỉ ra từng ít một liên tục, trong tổ chức cơ thể không bị đông lại như máu. Do vậy, bọc lâm ba chỉ hình thành sau khi mạch lâm ba bị tổn thương từ 7-10 ngày. Trên da chỗ bị thương xuất hiện một cục sưng hình bán cầu, không có triệu trứng cấp tính ở cục bộ, sờ nắn có hiện tượng ba động rất rõ, như sờ vào một túi da chứa nước.
* Triệu chứng toàn thân
Trường hợp bị chấn thương nhẹ, toàn thân gia súc không có biểu hiện gì đặc biệt. Khi gia súc bị chấn thương nặng hoặc các bộ phận quan trọng của cơ thể vùng đầu, ngực, tuỷ sống bị chấn thương hoặc vỡ mạch máu làm gia súc mất nhiều máu có thể phát sinh sốc.
* Những biểu hiện của gia súc khi bị sốc
Khi bị sốc gia súc có thể trải qua 1, 2 hay cả 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn hưng phấn (cương cứng): thường xảy ra trong một khoảng thời gian
ngắn, chỉ 10-15 phút đầu. Các triệu chứng đều thể hiện sự kích thích, vật vã, tăng cảm giác đau, tăng phản xạ, tăng huyết áp động mạch và tĩnh mạch. Đồng tử giãn rộng, nước dớt, dãi chảy ra nhiều trong khi hô hấp tăng, điều này rất nguy hiểm vì con vật rất dễ bị sặc. Con vật kêu rên nhiều, vật vã.
Giai đoạn ức chế (trơ lỳ): triệu chứng điển hình của giai đoạn này là giảm huyết
áp, giảm thân nhiệt và giảm cảm giác, hô hấp nông và nhanh, mạch yếu rất khó bắt, niêm mạc nhợt nhạt; gia súc nằm yên, lờ đờ, thờ ơ với xung quanh.
Giai đoạn tê liệt: da lạnh toát, mắt nhắm nghiền, đồng tử giãn rộng, niêm mạc
mắt nhợt nhạt, mạch nhanh và yếu, hô hấp nông và nhanh, mất phản xạ đối với mọi kích thích bên ngoài. Nhiệt độ cơ thể giảm thấp so với bình thường từ 1,5-20C. Con vật ở trạng thái hôn mê hoàn toàn, tê liệt toàn thân.
7.1.4. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt giữa u máu, u lâm ba, hernia và áp xe.
Nội dung U máu U lâm ba Hernia Áp xe
Nhìn Bán cầu Bán cầu Bán cầu Bán cầu
Sờ nắn Lép bép, lạo xạo Mềm Nhỏ lại hoặc mềm, nóng Mềm
Ấn tay Không ba động,
để lại vết Ba động Bùng nhùng, lúc to lúc nhỏ Ba động Chọc dò Máu đen nhét
trong lòng kim
Dịch vàng,
nhanh đông Không có hoặc rất ít Mủ
7.1.5. Ðiều trị * Ðiều trị cục bộ * Ðiều trị cục bộ
Ðối với trường hợp chấn thương nhẹ, chỉ gây những điểm tụ máu hoặc xuất huyết trên da thì không cần điều trị.
Trường hợp gia súc bị chấn thương nặng dẫn đến vỡ mạch máu hoặc mạch lâm ba thì nhất thiết phải điều trị. Vì nếu không điều trị, lượng máu và lâm ba không được hấp thu hết để lâu vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
* Ðiều trị vỡ mạch máu
Phương pháp điều trị duy nhất là mổ bọc máu lấy hết các cục máu đông ra. Sau khi cố định, cắt lông, sát trùng gây tê ta mổ ở vị trí thấp nhất; nếu máu còn chảy thì phải mở rộng vết mổ tìm mạch máu và thắt lại. Rửa xoang bọc máu bằng neosporin rồi thấm khô và rắc kháng sinh; nếu xoang bọc máu to thì đặt gạc dẫn lưu. Hàng ngày phải theo dõi vết mổ và thay gạc.
* Ðiều trị vỡ mạch lâm ba
Nếu bọc lâm ba không nhiễm trùng (không có triệu trứng viêm cấp tính, chọc dò không có mủ) tuyệt đối không mổ bọc lâm ba và cần thực hiện các biện pháp như sau:
Sau khi cố định, cắt lông, sát trùng gây tê, dùng kim dài 5-7cm chọc bọc lâm ba ở vị trí thấp nhất, nặn hết dịch lâm ba. Sau đó cho vào bọc lâm ba một lượng dung dịch tương đương với lượng dịch lâm ba đã được nặn ra. Hỗn hợp dung dịch này
gồm:100ml cồn 960, 2ml formol 38%, 0,5ml cồn iod 5%. Dung dịch này sẽ làm cho dịch lâm ba đông lại bít kín mạch bị vỡ, sau 2-4 tuần cơ thể sẽ hấp thu hết.
Nếu u lâm ba đã bị nhiễm trùng thì phải mổ để giải thoát mủ, sau đó dùng cồn 900 rửa xoang u lâm ba giúp làm đông dịch lâm ba và hàn gắn mạch lâm ba bị vỡ, rắc thuốc kháng sinh. Nếu xoang u lâm ba to thì đặt gạc dẫn lưu, khâu da, bôi thuốc sát trùng lên vết mổ. Theo dõi vết mổ trong những ngày sau đó.
* Ðiều trị toàn thân
Nếu gia súc bị sốc, đưa gia súc vào nơi yên tĩnh, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, tránh có gió lùa và thực hiện các biện pháp sau đây:
- Loại trừ các nguyên nhân gây kích thích, giữ cho vùng chấn thương yên tĩnh. - Dùng novocain 3% phong bế vùng bị tổn thương. Tiêm thuốc giảm đau. - Truyền dung dịch glucoza ưu trương và cafein natribenzoat cho gia súc. Nếu có điều kiện thì tiếp máu.
- Đảm bảo hô hấp tốt bằng cách lau sạch dịch và nước dãi trong miệng, kéo lưỡi gia súc ra ngoài. Nếu gia súc đang ăn no thì phải lấy hết chất chứa trong dạ dày.
Sử dụng thuốc co mạch như dopamin, dobutrex, adrenalin truyền nhỏ giọt tĩnh mạch giúp tăng huyết áp, giảm tính thấm thành mạch, bảo vệ mạch quản.
Chống nhiễm khuẩn: khi gia súc bị sốc sức đề kháng của cơ thể bị giảm nhiều nên khả năng chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn bị hạn chế.
Trường hợp nghi gia súc bị xuất huyết nội phải truyền glucoza đẳng trương, dung dịch gelatin 10%, tiếp máu, tiêm vitamin K, dung dịch CaCl2.
Cho ăn thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng
7.2. Tổn thương hở tổ chức mềm
7.2.1. Khái niệm
Khi da, niêm mạc của gia súc bị các nguyên nhân gây bệnh tác động làm cho chúng không còn ở trạng thái hoàn chỉnh gọi là tổn thương hở tổ chức mềm.
Cần phân biệt với tổn thương kín tổ chức mềm. Tổn thương kín tổ chức mềm có các tổ chức mềm dưới da như cơ, mạch máu, thần kinh, lâm ba có thể bị tổ thương ở các mức độ khác nhau nhưng da, niêm mạc vẫn ở trạng thái hoàn chỉnh.
* Cấu tạo của vết thương
Vết thương gồm có 5 phần:
- Miệng vết thương là khoảng cách giữa các bờ vết thương, miệng vết thương nhỏ gọi là lỗ.
- Vách vết thương là phần giới hạn giữa phần tổ chức bị khuyết với phần tổ chức còn lại.
- Xoang vết thương là phần khuyết tổ chức do tác động của các nhân tố gây bệnh. - Ðáy vết thương là phần sâu nhất của vết thương.
7.2.2. Các dạng của vết thương
- Vết thương đâm: Là loại vết thương gây ra do các vật nhọn, dài như: đinh, dao nhọn, dùi, cành cây nhọn gây ra. Trong vết thương đâm độ sâu lớn hơn độ rộng, dao nhọn, dùi, cành cây nhọn gây ra. Trong vết thương đâm độ sâu lớn hơn độ rộng, máu chảy ít nhưng có thể gây xuất huyết nội. Do miệng của vết thương hẹp nên điều kiện thoáng khí kém là cơ hội tốt cho nhiễm trùng yếm khí xảy ra. Ðường đi của vết thương thường là thẳng nhưng nếu bị thương trong khi đang vận động hoặc do phản xạ co duỗi của các nhóm cơ có thể làm cho đường đi của vết thương bị thay đổi.