Bỏng độ IV (bỏng hóa than): Bỏng ở độ IV còn gọi là bỏng hoá than Vùng mô bào tổn thương bị cháy thành than (cháy triệt để) Tùy mức độ nóng mà có thể cháy da, mô

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 120 - 121)

bào tổn thương bị cháy thành than (cháy triệt để). Tùy mức độ nóng mà có thể cháy da, mô liên kết dưới da, cơ,...phủ tạng cũng có thể bị chín.

Triệu chứng toàn thân xuất hiện nặng hay nhẹ không phụ thuộc vào độ bỏng mà phụ thuộc vào diện tích bỏng lớn hay nhỏ, ngoài ra còn phụ thuộc vào trạng thái thần kinh của gia súc (chó và ngựa bị bỏng có triệu chứng toàn thân nặng hơn các loài gia súc khác). Triệu chứng toàn thân đối với gia súc bị bỏng nặng thể hiện rõ nhất là sốc. Sốc xảy ra do bỏng gây tổn thương và kích thích quá ngưỡng đối với hệ thống thần kinh thụ cảm ở da. Giai đoạn đầu của sốc là sự hưng phấn kịch liệt (gia súc kêu la, giãy giụa, cào cấu...), sau đó gia súc lâm vào trạng thái ức chế sâu. Giai đoạn hưng phấn thường rất ngắn. Giai đoạn ức chế con vật ở trạng thái hôn mê, mất phản xạ hoàn toàn đối với những kích thích của ngoại cảnh.

Nguyên nhân gây ra sốc của bỏng chủ yếu là do quá đau đớn, tiếp theo là sự mất nước và huyết tương do tính thẩm thấu của thành mạch máu bị phá hoại nghiêm trọng làm cho huyết áp bị hạ một cách nhanh chóng. Ngoài ra hiện tượng nhiễm trùng kế phát làm cho cơ thể bị nhiễm độc nặng cũng là nguyên nhân gây ra sốc đối với gia súc khi bị bỏng nặng từ độ II trở lên.

8.1.3. Ðiều trị

* Những nguyên tắc chủ yếu trong điều trị bỏng

- Loại trừ kích thích quá ngưỡng đối với hệ thần kinh, ngăn ngừa hiện tượng sốc. - Ðề phòng mất protein và huyết tương.

- Ngăn ngừa sự hấp thu chất độc của cơ thể. - Ngăn ngừa sự nhiễm trùng đối với vết bỏng.

- Thúc đẩy quá trình bong tách những tổ chức bị hoại tử.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh, hồi phục của tổ chức bị bỏng. - Ðảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng.

* Ðiều trị cục bộ

Hạ nhiệt độ của tổ chức vùng bị bỏng: bằng cách giội rửa hoặc ngâm tổ chức bị

bỏng vào nước lạnh.

Dùng các chất làm se da và bảo vệ da: để ngăn ngừa và hạn chế sự thẩm xuất,

đề phòng nhiễm trùng, giảm đau người ta thường sử dụng các chất làm se vết bỏng: acid tannic 5%, thuốc tím 5%, nitrat bạc 10% để rửa vết bỏng.

Nếu bỏng hình thành bọng nước: dùng kim đã được tiêu độc tiêm và hút dịch

trong bọc nước ra, sau đó bơm dung dịch novocain 3% hay lidocain 2% và kháng sinh (kanamycin 0,25%) vào. Hoặc có thể cắt bỏ bọc nước rồi đặt băng ép có tẩm dung dịch novocain 0,5% và kháng sinh.

Sau khi quá trình viêm đã giảm: dùng các loại thuốc kích thích quá trình hồi phục

tái sinh như: hỗn hợp gồm dầu cá với kháng sinh hoặc sulfamid để bôi lên vết bỏng. Ðối với những vết bỏng do lửa, hoại tử nhiều tổ chức trước khi xử lý phải cắt bỏ hết những tổ chức bị cháy để tạo điều kiện cho tế bào tổ chức tái sinh nhanh chóng.

* Ðiều trị toàn thân

Ðề phòng sốc do kích thích quá ngưỡng đối với hệ thần kinh trung ương: có thể

dùng các loại thuốc giảm đau và an thần để tiêm cho gia súc sau khi bị bỏng nặng. Ðối với chó, ngựa có thể dùng morphin hoặc tiêm dung dịch natri bromua 10% với cafein. Dùng dung dịch novocain 1% để phong bế xung quanh vết bỏng.

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đề phòng trúng độc toan: dùng dung dịch

glucoza ưu trương với calci chlorua 10% hoặc dung dịch glucoza với natri bicarbonat 5% tiêm tĩnh mạch cho gia súc.

8.2. Bỏng do nhiệt độ thấp (phát cước)

Phát cước là bỏng do nhiệt độ thấp, dạng tổn thương mô bào do tác động của nhiệt độ thấp gây nên. Trên cơ thể gia súc thường bị phát cước ở những cơ quan xa tim như vành tai, chóp đuôi, núm vú, ngón chân,...

Ðối với gia súc non, gia súc gầy yếu sống trong điều kiện thời tiết giá rét, có gió lùa, độ ẩm cao, dễ bị phát cước. Ở các tỉnh phía Bắc nước ta, trong vụ đông xuân thời tiết lạnh gia súc phải làm việc nặng nhọc, thức ăn lại thiếu, sức đề kháng giảm sút, trâu bò dễ bị cước chân.

8.2.1. Triệu chứng

Căn cứ vào mức độ tổn thương của tổ chức, có thể chia phát cước thành bốn độ sau:

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)