Hoại tử ướt: Các mô bào bị tổn thương trong đó bị trương lên, mềm ra và phân hủy thành dạng bột đặc, không có hình thù xác định.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 125 - 126)

phân hủy thành dạng bột đặc, không có hình thù xác định.

Nguyên nhân do mô bào chết có độ ẩm quá cao bên cạnh đó sự thoát ẩm ra môi trường xung quanh, sự hấp thu dịch viêm bị kìm hãm hay do chính vùng hoại tử hấp thu nước. Sự hình thành ranh giới trong hoại tử ướt rất chậm chạp.

Hoại tử ướt có thể xảy ra ở mô liên kết dưới da nếu bị bỏng kiềm hay bỏng do nhiệt độ thấp (độ III). Thường xảy ra ở những cơ quan nội tạng có cấu trúc nhu mô.

9.1.4. Triệu chứng

Nhiệt độ tổ chức vùng hoại tử lạnh, các phản ứng viêm không rõ rệt và tiến triển chậm, màu sắc vùng hoại tử chuyển từ trắng bệch sang nâu, vàng hay đen.

Tổ chức hoại tử phân biệt rõ với các mô xung quanh. Vùng hoại tử được phân cách rõ rệt với mô chung quanh bởi một vùng màu đỏ do phản ứng viêm xảy ra trong các mô bào lân cận.

9.1.5. Điều trị

Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

Bằng thủ thuật ngoại khoa loại bỏ các tổ chức đã chết. Tăng cường tuần hoàn cục bộ.

9.2. Hoại thư (Hoại tử Gangrene)

9.2.1. Khái niệm

Hoại thư là sự xâm nhập và gây thối rữa mô hoại tử bởi những loại vi khuẩn yếm khí hay của yếu tố môi trường bên ngoài.

Hoại thư có thể thấy ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể nhưng thường thấy nhiều nhất trong phổi, ruột, những bắp cơ lớn của chân, vai, tứ chi, tai, đuôi, núm vú hay cả bầu vú; tích và mào, chân ở lớp chim.

9.2.2. Nguyên nhân

Những nguyên nhân gây ra hoại thư cũng giống như nguyên nhân gây ra hoại tử. Nó có thể là những nguyên nhân ngoại sinh hay nội sinh.

Nguyên nhân bên ngoài: do giập nát mô bào đặc biệt có sự vỡ rách mạch máu

hay thần kinh; do sự chèn ép lâu của một phần cơ thể hay cơ quan khi nằm trên nền cứng; băng bó hay thắt ga rô quá chặt; bỏng do nhiệt độ thấp (độ III, IV); tác động của chất kiềm-toan mạnh; kẹt ruột khi bị hernia; nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân bên trong: nghẽn hay vỡ mạch máu; rối loạn thần kinh vận mạch

hay thần kinh dinh dưỡng; rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết; quá trình bệnh lý ở tim mạch; cơ thể quá suy nhược.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra sự chết của mô bào, người ta chia hoại thư ra: cơ giới, nhiệt độ, hóa học, nhiễm độc, nhiễm trùng, loạn dưỡng thần kinh và đái tháo đường.

9.2.3. Phân loại

Người ta phân hoại thư thành: hoại thư khô và hoại thư ướt.

Một phần của tài liệu BAI GIANG NGOAI KHOA TY 42 (Trang 125 - 126)