mới trong cơ thể; khi phẫu thuật khối u ở giai đoạn cuối, nó có thể tái phát và phát triển mạnh hơn, gây tử vong nhanh chóng cho gia súc.
2.3. Nguyên nhân
Có thể chia nguyên nhân gây nên khối u làm 2 nhóm: yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài cơ thể.
2.3.1. Yếu tố bên trong * Yếu tố di truyền * Yếu tố di truyền
Người ta đã phân lập được các gen gây ung thư (oncogien). Gen gây ung thư được hình thành từ tiền gen gây ung thư (proto-oncogien) khi có tác động của nhân tố thích hợp. Oncogien chịu sự ức chế của gen ức chế ung thư (antioncogien), khi cơ thể vắng mặt các gen này nguy cơ gây ung thư sẽ cao.
* Yếu tố nội tiết
Rối loạn nội tiết có thể là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến nội tiết như vú, tiền liệt tuyến…
* Tuổi
Khối u thường xuất hiện ở thú già, ít khi xuất hiện ở các động vật non.
* Giới tính
* Thuyết phôi thai của Konkhain về các tế bào phôi sai vị trí
Khối u bắt nguồn từ mô phôi thai còn lại, trong quá trình phát triển và hình thành mô bào và các cơ quan của cơ thể mẹ, mô phôi thai tự tách ra lạc vào cơ quan khác nằm lại ở đấy. Sau này do một nguyên nhân nào đó (thường là do tác động cơ học, hoá học...) tế bào phôi thai này phân chia và phát triển thành khối u.
23.2. Yếu tố bên ngoài
Trong thực tế có nhiều loại kích thích có thể dẫn đến sự hình thành khối u.
* Kích thích cơ giới
Trên cơ thể của gia súc nếu có tổ chức bị tổn thương, vết thương bị các nhân tố cơ giới thường xuyên kích thích, trên vết thương ấy tế bào tổ chức có thể phát sinh thành những tế bào khối u. Khối u trong trường hợp này thường là khối u lành.
* Kích thích do hoá học
Cơ thể bị các chất hoá học nhất là các loại hoá chất độc như thuốc trừ sâu, chất độc màu da cam, độc tố nấm mốc,... thường xuyên kích thích các cơ quan nội tạng cũng sẽ gây nên khối u những loại khối u này thường là u ác tính.
Có thể gây nên những khối u nhân tạo trên cơ thể động vật bằng cách bôi hắc ín nhiều lần liên tục trên tai thỏ, thì nó sẽ hình thành khối u dạng Papillome (u dạng đầu vú).
* Kích thích do nhân tố vật lý
Cơ thể động vật bị các nhân tố vật lý như tia tử ngoại, phóng xạ sẽ gây khối u cho cơ thể, phần lớn thuộc loại u ác tính.
* Tác nhân sinh vật
Người ta cho rằng có nhiều nhân tố sinh vật gây nên khối u trong đó chủ yếu là virut, vi khuẩn kể cả giun sán.
Papova virus sinh ra khối u dạng đầu vú (papilloma) ở vùng da của cơ quan
sinh dục. Vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm dạ dày cũng có thể gây u dạ dày trên người. Ký sinh trùng Spirocerca lupi gây bướu thực quản.
2.4. Chẩn đoán
Chẩn đoán khối u bao gồm các phương pháp chẩn đoán lâm sàng (quan sát các triệu chứng hình thành và phát triển của khối u) và phi lâm sàng (các xét nghiệm về máu, kiểm tra về tổ chức học, chiếu chụp điện).
Đối với thú y phương pháp chủ yếu hiện nay là chẩn đoán lâm sàng kết hợp với chẩn đoán tổ chức vi thể. Khi phát hiện gia súc bị khối u ác tính thì phải cho thải loại kịp thời không nên điều trị (trừ các loại thú quý hiếm).
- Chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác Chỉ tiêu so sánh U lành U ác tính Tình trạng bên ngoài Có màng bao bọc, giới hạn rõ rệt, có chân; bề mặt bằng phẳng; phần lớn có dạng hình cầu, hình tròn.
Không có màng bao, không có giới hạn rõ rệt; bề mặt không bằng phẳng, có dạng hạt, dễ bị nhiễm trùng
Tốc độ sinh trưởng Sinh trưởng chậm Sinh trưởng phát triển rất nhanh
Cảm giác Kích thích khối u không có
cảm giác đau
Kích thích khối u có cảm giác đau
Hiện tượng di căn, tái phát
Sau khi phẫu thuật không di căn, tái phát
Sau khi phẫu thuật có hiện tượng di căn, tái phát nghiêm trọng
Hình thái của tế bào
Tế bào biệt hoá cao, gần giống như tế bào tổ chức nó bắt nguồn
Chưa thành thục, giống tế bào tổ chức phôi thai, có hình dạng to nhỏ không đều nhau
Sự phân bố của mạch máu trong khối u Vách mạch máu hoàn chỉnh, số lượng ít, ít bị xuất huyết và lở loét Có rất nhiều mạch máu đến, vách mạch máu không hoàn chỉnh, rất dễ bị xuất huyết và lở loét
Sự ảnh hưởng của khối u đến cơ thể Gây chèn ép tổ chức cục bộ, rất ít ảnh hưởng đến toàn thân Gây chèn ép cục bộ, sản sinh chất độc từ đó gây suy kiệt cho cơ thể vật chủ
2.5. Các loại khối u thường thấy
Có nhiều loại khối u trên cơ thể gia súc nhưng về mặt lâm sàng có mấy loại thường thấy sau:
2.5.1. Khối u xơ (Fibroma)
Là một loại khối u lành do sự tăng sinh của tổ chức liên kết, phát sinh ở màng cơ hoặc giữa các tổ chức liên kết, ở các tuyến sữa, tuyến mồ hôi, buồng trứng, tử cung,... Căn cứ vào độ cứng mềm của nó mà người ta chia làm hai loại: u xơ cứng và u xơ mềm.
U cứng (Fibroma durum): do sự tăng sinh của tổ chức liên kết cứng bao gồm tế bào sợi, nguyên bào sợi, sợi chun, sợi hồ. Hay gặp nhất là trên da, dưới da, niêm tế bào sợi, nguyên bào sợi, sợi chun, sợi hồ. Hay gặp nhất là trên da, dưới da, niêm mạc, tương mạc, màng xương, trong mô liên kết của tử cung, âm đạo,...
Khối u hình cầu, được bao bọc xung quanh một lớp vỏ bằng mô liên kết, phát triển rất chậm, độ to nhỏ không đều nhau.
U xơ mềm (Fibroma molle): thường xuất phát từ mô liên kết dưới da, đặc biệt ở vùng da bị tổn thương thường xuyên bị kích thích, ít khi có trong các cơ quan khác. ở vùng da bị tổn thương thường xuyên bị kích thích, ít khi có trong các cơ quan khác. Thường phát sinh ở chỗ da bị tổn thương. Nó là một khối u mềm, dễ nát, thường có chân dài, được bao bọc bằng một vỏ mềm.
Trên lâm sàng, u xơ có giới hạn rõ ràng với mô bào xung quanh; có bề mặt bằng phẳng hay hơi lồi lõm, cứng chắc hay tương đối mềm. Nó tiến triển chậm, không gây đau đớn và không gây hại cho cơ thể. Phần lớn u xơ được bọc trong mô liên kết lỏng thưa, khi điều trị bằng phẫu thuật rất dễ bóc tách.
Tiên lượng của u xơ là thuận lợi.
Điều trị: thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u.
2.5.2. Khối u dạng đầu vú (Papilloma)
Khối u dạng đầu vú là loại khối u lành, có chân rất to, đôi khi có thể di động, sinh trưởng chậm, không ăn sâu vào phía trong mô bào – điều này dễ phân biệt với khối u ác tính. Nó xuất phát từ biểu bì của da và niêm mạc, trên vách của các ống tuyến phân tiết, tuyến sữa.
Khối u có dạng hình bán cầu, hình bầu dục, hình hoa súp lơ, có màu trắng xám hay màu nâu xám.
Khi u phát triển ở niêm mạc các cơ quan nội tạng thường mềm và có khuynh hướng chảy máu và biến thành dạng ác tính, gây rối loạn chức năng cơ quan.
Khi hình thành trên các ống tuyến làm cho cơ năng bài tiết của các tuyến bị trở ngại. Tiên lượng: u dạng đầu vú ở tất cả các loài vật nuôi thường có tiên lượng tốt, khi điều trị hợp lý khối u không tái phát.
Điều trị:
- Tiêm novocain 1% vào tĩnh mạch, liều lượng 40 – 80 ml/vật nuôi lớn và 5 – 8 ml/vật nuôi nhỏ, tiêm 3 – 4 lần, mỗi lần tiêm cách nhau 4 – 5 ngày. Thường sau 2 – 3 lần tiêm u sẽ biến mất.
- Đối với trâu, bò: tiêm vào dưới da hỗn dịch mô bào chết lấy từ khối u (2,5 – 3g mô bào, nghiền trong 15 – 20ml nước muối sinh lý) kết hợp với liều điều trị kháng sinh thích hợp.
- Nếu khối u đã hình thành lớn, nên tiến hành phẫu thuật sau khi đã điều trị sơ bộ bằng novocain.
2.5.3. Khối u sắc tố
U sắc tố là những khối u hình nấm, hình cầu, có màu nâu đen hay màu đen thường thấy ở da, tổ chức dưới da, ít khi thấy ở các tổ chức khác của cơ thể. Màu đen là do tế bào khối u chứa nhiều hạt Melanin.
U sắc tố có hai loại: u lành tính (melanonma) và u ác tính (melanosacroma) Điều trị: cắt bỏ khối u sớm có khả năng chữa khỏi bệnh.
2.5.4. U mỡ (Lipoma)
Nó là loại khối u lành, phát triển chậm, không di căn, không tái phát sau khi được phẫu thuật. U mỡ có thể phát sinh ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể gia súc có mô mỡ, nó thường có ở màng treo ruột.
lượng có cái đến 20-30 kg, màu giống như tổ chức mỡ bình thường trong cơ thể. Về vi thể: khối u được cấu tạo như tổ chức mỡ bình thường bao gồm nhiều tế bào mỡ, kích thước khác nhau tập trung thành thuỳ, lẫn trong đó là tổ chức liên kết có mạch máu xen lẫn vào những tế bào mỡ đã thành thục và chưa thành thục.
Theo vị trí phát sinh người ta phân biệt: u mỡ nông và u mỡ sâu. U mỡ nông phát sinh ở mô liên kết lỏng dưới da, thường gặp nhất. U mỡ sâu phát sinh ở dưới cân mạc, dưới niêm mạc, trong cơ, màng treo ruột, cạnh phúc mạc
Điều trị: phẫu thuật cắt bỏ khối u.